TRUNG TÂM VŨ TRỤ VIỆT NAM

 
Trụ sở: Tòa nhà A6, số 18 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Tổng Giám đốc: PGS.TS.NCVCC. Phạm Anh Tuấn
Phó Tổng Giám đốc: TS.NCVC. Vũ Anh Tuân
                                  Ths.KSC. Vũ Việt Phương
                                  TS.NCVC. Lê Xuân Huy

Quyết định số 1611/QĐ-TTg ngày 16/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ 

Người ký: Thủ tướng Chính phủ

 
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Tòa nhà A6, số 18 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 024.37917675
Fax: 024.37627205
Website: vnsc.org.vn
BAN LÃNH ĐẠO
Tổng Giám đốc: PGS.TS.NCVCC. Phạm Anh Tuấn
Phó Tổng Giám đốc: TS.NCVC. Vũ Anh Tuân
Ths.KSC. Vũ Việt Phương
TS.NCVC. Lê Xuân Huy
   
   
     
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

Chức năng:

Nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ và đào tạo cán bộ có trình độ cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ vũ trụ.

Nhiệm vụ:
a) Tiếp nhận, thực hiện, quản lý, khai thác Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản với các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ;
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp ráp và thử nghiệm vệ tinh;
- Điều khiển, vận hành và quản lý vệ tinh quan sát trái đất của Việt Nam;
- Thu thập dữ liệu, lưu trữ, xử lý và phát triển các ứng dụng ảnh vệ tinh phục vụ triển khai ứng dụng công nghệ vũ trụ;
b) Thực hiện các nhiệm vụ của Quốc gia trong nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ vũ trụ;
c) Xây dựng cơ sở vật chất, triển khai thực hiện các dự án quốc gia và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vũ trụ, đặc biệt là công nghệ vệ tinh;
d) Tuyên truyền, phổ biến và nâng cao hiểu biết cho đại đa số người dân về tầm quan trọng và lợi ích của khoa học và công nghệ vũ trụ với việc phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng;
đ) Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vũ trụ và các lĩnh vực khác có liên quan;
e) Dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vũ trụ và các lĩnh vực khác có liên quan;
g) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vũ trụ và các lĩnh vực khác có liên quan;
h) Quản lý về tổ chức, bộ máy; quản lý và sử dụng công chức, viên chức, người lao động của đơn vị theo quy định của Nhà nước và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
i) Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của Nhà nước và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giao.

CƠ CẤU TỔ CHỨC   LỰC LƯỢNG CÁN BỘ
- Các phòng chuyên môn: 10 phòng chuyên môn
1) Phòng Điều khiển và vận hành vệ tinh
2) Phòng Lắp ráp, tích hợp và thử nghiệm vệ tinh
3) Phòng Nghiên cứu và phát triển công nghệ không gian
4) Phòng Ứng dụng hệ thống quan sát trái đất
5) Phòng Thiết kế hệ thống không gian
6) Phòng Hệ thống thông tin không gian và mô hình hóa
7) Phòng Vật lý Thiên văn và Vũ trụ
8) Đài thiên văn Nha Trang
9) Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Vũ trụ TP Hồ Chí Minh
10) Trung tâm Khám phá Vũ trụ
- Các đơn vị quản lý nghiệp vụ: 02 đơn vị
1) Phòng Quản lý tổng hợp
2) Ban QLDA Trung tâm Vũ trụ Việt Nam
 

Tổng số: 118

- Biên chế: 36
- Hợp đồng: 82
- Phó Giáo sư: 02
- Tiến sĩ: 16
- Thạc sĩ: 64
- Kỹ sư, Cử nhân: 30
- Khác: 8
 
CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

- Nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ và đào tạo cán bộ trình độ cao trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vũ trụ.
- Tiếp nhận, thực hiện, quản lý, khai thác dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản; Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp rắp và thử nghiệm vệ tinh; Thu thập dữ liệu, lưu trữ và xử lý ảnh vệ tinh phục vụ triển khai ứng dụng công nghệ vũ trụ; Chuyển giao công nghệ và thực hiện các dịch vụ KH&CN về vũ trụ và các lĩnh vực khác liên quan.
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tầm quan trọng và lợi ích của khoa học và công nghệ vũ trụ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
- Xây dựng và triển khai thực hiện các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vũ trụ, đặc biệt là công nghệ vệ tinh.
- Hợp tác quốc tế để thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm.

 
THÀNH TỰU NỔI BẬT

- Trung tâm Vũ trụ Việt Nam với chức năng nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ và đào tạo cán bộ có trình độ cao trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vũ trụ, trong các năm gần đây, công tác nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu vệ tinh nói riêng đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới đất nước. 
- Ngày 19/11/2013, vệ tinh siêu nhỏ PicoDragon do các cán bộ Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm đã trở thành vệ tinh “Made in Vietnam” đầu tiên hoạt động thành công trong quỹ đạo không gian.
- Sự kiện “Việt Nam chế tạo thành công vệ tinh siêu nhỏ” cũng được Bộ Khoa học và Công nghệ bình chọn là một trong 10 sự kiện Khoa học công nghệ năm 2013.
- Ngày 18/1/2019, vệ tinh MicroDragon do 36 cán bộ Trung tâm Vũ trụ Việt Nam được cử đi học thạc sỹ công nghệ vệ tinh tại Nhật Bản thiết kế, chế tạo đã được phóng lên quỹ đạo tại Nhật Bản. Sự kiện này đánh dấu một bước quan trọng để tiến tới làm chủ công nghệ vệ tinh quan sát trái đất của Việt Nam.
- Ngày 21/1/2019, sau khi vệ tinh được phóng 3 ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt, biểu dương các kỹ sư trẻ chế tạo vệ tinh MicroDragon của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
- Ngày 5/3/2019 Trung tâm Vũ trụ Việt Nam được Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong chế tạo, phóng và vận hành Vệ tinh MicroDragon (theo Quyết định số 259/QĐ-VHL ngày 5/3/2019).
- Sự kiện “Vệ tinh do kỹ sư Việt Nam thiết kế bay vào vũ trụ” cũng được Bộ Khoa học và Công nghệ bình chọn là một trong 10 sự kiện Khoa học công nghệ năm 2019.
- Ngày 13/11/2020, Chi bộ Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nhận Bằng khen của Thủ tướng chính phủ do có thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (theo Quyết định số 1807/QĐ-TTg ngày 13/11/2020).
- Ngày 02/7/2021, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nhận Bằng khen của Thủ tướng chính phủ do đã có thành tích trong công tác nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ vũ trụ, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc (theo Quyết định số 1051/QĐ-TTg ngày 02/7/2021).
- Ngày 09/11/2021 vừa qua, vệ tinh NanoDragon do các cán bộ Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thiết kế, chế tạo đã được phóng thành công lên quỹ đạo bằng tên lửa Epsilon số 5 của Nhật Bản. 

Hình ảnh đơn vị:
 
Vệ tinh NanoDragon
Ngày 09/11/2021 vào lúc 7 giờ 55 phút sáng, tên lửa Epsilon 5 của Nhật Bản đã phóng thành công và đưa vệ tinh NanoDragon của Việt Nam vào quỹ đạo

 

Website: vnsc.org.vn