VIỆN HÓA SINH BIỂN

 
Trụ sở: Nhà A23 & B1, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Viện trưởng: PGS. TS. NCVCC. Phạm Văn Cường

Phó Viện trưởng: PGS. TS. NCVCC. Đoàn Thị Mai Hương
                               TS. NCVC. Nguyễn Hoài Nam

Quyết định thành lập số 470/QĐ-TTg ngày 12/4/2010 do Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân ký

 
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Nhà A23 & B1, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024 37917053
Fax: 024 37917054
Email:vanthu@imbc.vast.vn
Website: http://imbc.vast.vn/
BAN LÃNH ĐẠO
Viện trưởng: PGS. TS. NCVCC. Phạm Văn Cường
Phó Viện  PGS. TS. NCVCC. Đoàn Thị Mai Hương
 
TS. NCVC. Nguyễn Hoài Nam
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC:
- Chủ tịch hội đồng: GS.TS. Nguyễn Văn Hùng
- Phó Chủ tịch hội đồng: PGS.TS. Đoàn Thị Mai Hương
- Thư ký: TS. Bùi Hữu Tài
- Ủy viên: GS.VS Châu Văn Minh, PGS.TS. Phạm Văn Cường, TS. Nguyễn Hoài Nam, PGS.TS Phan Văn Kiệm, PGS.TS Ninh Khắc Bản, PGS.TS. Nguyễn Quốc Vượng, PGS. TS. Nguyễn Xuân Nhiệm, TS. Nguyễn Xuân Cường, TS. Nguyễn Văn Thanh, PGS. TS. Lê Nguyễn Thành, TS. Lê Thị Hồng Minh, TS. Nguyễn Thị Minh Hằng, TS. Trần Mỹ Linh, TS. Nguyễn Phương Thảo, TS. Trần Hồng Quang
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
Chức năng:
Nghiên cứu cơ bản, điều tra cơ bản, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực hóa sinh biển và các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Sản xuất thử theo quy định của pháp luật các sản phẩm trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu hoặc cải tiến công nghệ phục vụ công nghiệp y dược, thực phẩm, nông nghiệp, khai thác tài nguyên sinh vật biển và các đối tượng liên quan.
Nhiệm vụ:
  • Nghiên cứu cơ bản về hóa học các hợp chất thiên nhiên biển, vùng ngập mặn, vùng ven biển và các lĩnh vực khác có liên quan; 
  • Nghiên cứu tìm kiếm các chất có hoạt tính sinh học từ sinh vật và vi sinh vật biển và mối quan hệ giữa cấu trúc và hoạt tính sinh học của chúng; 
  • Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực hóa sinh biển và các lĩnh vực khác có liên quan; 
  • Nghiên cứu tổng hợp, bán tổng hợp và sản xuất các chế phẩm thiên nhiên có hoạt tính sinh học cao; 
  • Nghiên cứu tổng hợp các chất có hoạt tính sử dụng trong y dược; 
  • Nghiên cứu đa dạng sinh học biển, vùng ngập mặn và vùng ven biển phục vụ lĩnh vực hóa sinh biển và các lĩnh vực khác có liên quan; 
  • Nghiên cứu phát triển công nghệ, pháp triển sản phẩm và cung ứng trong lĩnh vực hóa sinh biển và các lĩnh vực khác có liên quan;
  • Dịch vụ khoa học, công nghệ, tư vấn, thiết kế và chế tạo thiết bị; phân tích, thẩm định, giám sát, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực hóa sinh biển và các lĩnh vực khác có liên quan; 
  • Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao trong lĩnh vực hóa sinh biển và các lĩnh vực khác có liên quan;
  • Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa sinh biển và các lĩnh vực khác có liên quan.
  • Quản lý về tổ chức, bộ máy; quản lý và sử dụng công chức, viên chức của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm;
  • Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm;
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện Hàn lâm giao.
CƠ CẤU TỔ CHỨC   LỰC LƯỢNG CÁN BỘ
Các phòng chuyên môn

+ Phòng Dược liệu biển 
+ Phòng Tổng hợp hữu cơ
+ Phòng Nghiên cứu cấu trúc
+ Phòng Hoạt chất sinh học 
+ Phòng Công nghệ Hóa dược 
+ Trung tâm Nghiên cứu và phát triển thuốc 
+ Phòng Tài nguyên sinh vật 
+ Phòng Công nghệ Sinh học 

Các đơn vị quản lý nghiệp vụ  
- Phòng Quản lý Tổng hợp   
 
Tổng số CBVC: 69 cán bộ

- Số biên chế: 39
- Số hợp đồng: 30
- Giáo sư: 01
- Phó giáo sư: 06
- Tiến sĩ: 34
- Thạc sĩ: 20
- Cử nhân: 13
- Khác: 02

 

CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ
  • Thực hiện các nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ theo chức năng và nhiệm vụ của Viện;
  • Hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực hóa học các hợp chất thiên nhiên biển và các lĩnh vực có liên quan. Các đối tác chính: Pháp, Bỉ, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Belarus và Nga;
  • Tham gia đào tạo sau đại học.
NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT

Trung bình hàng năm, số lượng bài báo quốc tế SCI/SCI-E của Viện đều đạt trên 40 công trình.
Viện đã và đang tiến hành hướng nghiên cứu về các chất có hoạt tính sinh học từ các đối tượng sinh vật biển thuộc các nhóm chính hải miên, san hô, da gai, thân mềm, vi sinh vật biển và thu được nhiều kết quả nổi bật. Từ các nghiên cứu này, nhiều hợp chất có cấu trúc hóa học mới, có hoạt tính sinh học triển vọng đã được phát hiện tạo cơ sở khoa học cho các nghiên cứu ứng dụng tiếp theo. Trong giai đoạn 2015-2020, đã phân lập và đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư, kháng viêm, kháng vi sinh vật kiểm định… của khoảng 427 hợp chất từ các loài hải miên, san hô, da gai, động vật thân mềm và vi sinh vật biển. Đặc biệt, trong số đó có 77 hợp chất mới. Số lượng các hợp chất mới phân lập được cùng với tính đa dạng về cấu trúc hóa học của các hợp chất, giá trị về hoạt tính sinh học cũng như các công bố quốc tế đạt được đã cho thấy triển vọng rất khả quan trong hướng nghiên cứu hóa hợp chất thiên nhiên biển. Các kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần nâng cao và khẳng định hướng nghiên cứu hóa hợp chất thiên nhiên biển của Việt Nam trên bản đồ khu vực và quốc tế. Ngoài ra, hướng nghiên cứu các loài thực vật trên cạn, tổng hợp hóa dược của Viện cũng thu được nhiều thành tựu quan trọng. Các nghiên cứu đã đánh giá được thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của nhiều loài cây thuốc quý, tạo cơ sở khoa học cho việc phát triển sản phẩm, định hướng khai thác và bảo tồn hợp lý nguồn tài nguyên cây thuốc quý của đất nước. Nhiều hợp chất có cấu trúc hóa học phức tạp hoạt tính sinh học cao đã được tổng hợp toàn phần thành công chẳng hạn như các dẫn xuất belgamide. 
Viện đã xây dựng thành công và phát triển tốt mối quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều đối tác nước ngoài như Hàn Quốc, Nga, Mỹ, Pháp, Bỉ, Hungary, Bulgaria, Nhật Bản, Belarus… Các hợp tác này góp phần nâng cao tiềm lực trang thiết bị và trình độ chuyên môn cho các cán bộ nghiên cứu của Viện.

Một số hình ảnh của Viện Hóa sinh biển

Ảnh tập thể Viện Hóa sinh biển

thongtindonvi

thongtindonvi2

Một số hoạt động của Viện Hóa sinh biển