VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

 
Trụ sở: Nhà A11, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Viện trưởng: PGS.TS.NCVCC. Nguyễn Văn Sinh

Phó Viện trưởng: TS. NCVC. Lê Hùng Anh
                             GS. TS. NCVCC. Trương Xuân Lam
                             GS. TS. NCVCC. Nguyễn Quảng Trường

Quyết định số 65-CT/HĐBT ngày 5 tháng 3 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)
Người ký: Nguyễn Khánh – Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
images/stories/truso.jpg
 
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Nhà A11, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024 3836.0169
Fax: 024 3836.1196
Website: http://www.iebr.ac.vn
BAN LÃNH ĐẠO
Viện trưởng: PGS. TS. NCVCC. Nguyễn Văn Sinh
Phó Viện trưởng:
TS. NCVC. Lê Hùng Anh
GS. TS. NCVCC. Trương Xuân Lam
GS. TS. NCVCC. Nguyễn Quảng Trường
 
 
   
 
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
- Chủ tịch Hội đồng: GS.TS. Nguyễn Quảng Trường
- Phó chủ tịch Hội đồng: GS.TS. Trần Thế Bách
- Thư ký: TS. Lê Hùng Anh
- Ủy viên:

TS. Nguyễn Đức Anh, TS. Nguyễn Thế Cường, PGS.TS. Phạm Ngọc Doanh, TS. Nguyễn Văn Hà, GS.TS. Trương Xuân Lam, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên, TS. Phạm Quỳnh Mai, TS. Phạm Thị Nhị, TS. Trịnh Quang Pháp, PGS.TS. Nguyễn Văn Sinh, PGS.TS. Trần Huy Thái, TS. Bùi Văn Thanh, PGS.TS. Vũ Đình Thống. 

 
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
Chức năng
  • Điều tra nghiên cứu và sử dụng các tài nguyên động vật, thực vật nhiệt đới, các hệ sinh thái đặc trưng nhằm góp phần giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các vùng lãnh thổ và cả nước, bảo vệ môi trường sống; đào tạo cán bộ trong lĩnh vực sinh thái học và tài nguyên sinh vật; và là cơ quan khoa học CITES Việt Nam.

Nhiệm vụ

1.    Nghiên cứu hệ thực vật và hệ động vật Việt Nam.
2.    Điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên sinh vật tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý các loài có giá trị khoa học, kinh tế và bảo tồn.
3.    Tiến hành các nghiên cứu về cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái ở Việt Nam phục vụ cho việc quan trắc và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
4.    Nghiên cứu cải tạo môi trường và xây dựng kế hoạch phát triển bền vững cho tương lai.
5.    Đào tạo cán bộ khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật. 

 
CƠ CẤU TỔ CHỨC   LỰC LƯỢNG CÁN BỘ
Các phòng chuyên môn
  1. Phòng Bảo tàng động vật
  2. Phòng Côn trùng học thực nghiệm
  3. Phòng Động vật học có xương sống
  4. Phòng Hệ thống học côn trùng
  5. Phòng Hệ thống học phân tử và Di truyền bảo tồn
  6. Phòng Ký sinh trùng học
  7. Phòng Sinh thái côn trùng
  8. Phòng Sinh thái môi trường đất
  9. Phòng Sinh thái môi trường nước
  10. Phòng Sinh thái thực vật
  11. Phòng Sinh thái viễn thám
  12. Phòng Tài nguyên thực vật
  13. Phòng Thực vật học
  14. Phòng Thực vật dân tộc học
  15. Phòng Tuyến trùng học
Các đơn vị quản lý nghiệp vụ  
  1. Phòng Quản lý tổng hợp
  2. Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh
 
 
Tổng số CBVC: 107 người

- Số biên chế: 95
- Số hợp đồng: 12
- Giáo sư: 04
- Phó Giáo sư: 06
- Tiến sỹ: 51
- Thạc sỹ: 37
- Cử nhân: 06
- Khác: 01

- Theo chức danh khoa học: 12 NCV cao cấp, 42 NCV chính, 39 NCV, khác: 2

 

 
CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ

-    Nghiên cứu về hệ động vật và thực vật;
-    Nghiên cứu về các hệ sinh thái trên cạn và thủy vực;
-    Nghiên cứu về tiềm năng sử dụng các loài động vật và thực vật, tri thức bản địa;
-    Nghiên cứu về các loài sinh vật ký sinh gây bệnh và đề xuất biện pháp phòng trừ;
-    Đánh giá tác động môi trường liên quan đến đa dạng sinh học;
-    Triển khai các chương trình bảo tồn tài nguyên thiên nhiên;
-    Giám định các loài động vật, thực vật;
-    Tư vấn khoa học cho các cơ quan quản lý về các vấn đề liên quan đến thực thi Công ước CITES và Công ước Đa dạng sinh học (CBD).
-    Đào tạo cán bộ khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật;

 
NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT
  • Viện STTNSV chủ trì thực hiện các đề tài cấp quốc gia thuộc Chương trình 562, Chương trình Tây nguyên 2016-2020, dự án thành phần thuộc Dự án sưu tập bộ mẫu vật Quốc gia về thiên nhiên Việt Nam, Chương trình sự nghiệp bảo vệ môi trường, Chương trình điều tra cơ bản và trung bình mỗi năm chủ trì khoảng 25 đề tài do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia tài trợ.
  • Hàng năm, Viện STTNSV chủ trì thực hiện hơn 20 đề tài cấp Viện Hàn lâm, cấp tỉnh và khoảng 35 nhiệm vụ cấp cơ sở và hỗ trợ cán bộ trẻ.
  • Viện STTNSV triển khai các mô hình thử nghiệm nhân nuôi động vật, nuôi trồng thực vật nhằm mục đích bảo tồn hoặc làm cơ sở khoa học để phát triển kinh tế tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh và một số địa phương. Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh cũng là nơi tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường, tuyên truyền bảo vệ các loài động vật, thực vật hoang dã.
  • Với vai trò là Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam, Viện STTNSV tư vấn khoa học cho các cơ quan quản lý trong thực thi các công ước quốc tế, xây dựng văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học và thực hiện khoảng 150-200 vụ việc giám định các loài động vật hoang dã mỗi năm.
  • Hàng năm, cán bộ của Viện công bố khoảng 120 công trình trong đó có khoảng 100 bài báo thuộc danh mục ISI. Riêng năm 2021, các nhà khoa học của Viện đã công bố 140 bài báo ISI và được cấp 2 bằng sáng chế quốc gia, 2 bằng sáng chế quốc tế tại Hàn Quốc. Kết quả nghiên cứu trên không chỉ khẳng định uy tín khoa học của đơn vị ở trong nước và trên thế giới mà còn góp phần quảng bá về giá trị đặc biệt của nguồn tài nguyên sinh vật của Việt Nam. Các phát hiện mới cho khoa học cũng thu hút sự quan tâm trong hợp tác và đầu tư cho các chương trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên ở nước ta. Trong giai đoạn 2016-2020, cán bộ nghiên cứu của Viện đã công bố 5 giống mới và khoảng 370 loài mới cho khoa học.
  • Các kết quả nghiên cứu về động vật, tài nguyên thực vật, ký sinh trùng, tuyến trùng là tiền đề cho việc phát triển các chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp và y dược, phòng trừ dịch bệnh cho con người, vật nuôi và cây trồng.

Hình 1: Hai loài thực vật có hoạt tính sinh học, Cajanus cajanFlemingia strobilifera, được đăng ký bằng sáng chế WIPO (2017) (Ảnh: Trần Thế Bách)

Hình 2: Một số loài mới cho khoa học: Boeica konchurangensis (Ảnh: Đỗ Văn Hài, Bùi Hồng Quang), Ếch bám đá ốt-tô Amolops ottorum (Ảnh: Phạm Văn Anh), Tuyến trùng sần rễ gây hại cà phê Meloidogyne daklakensis (Ảnh: Trịnh Quang Pháp).

Hình 3: Nghiên cứu nhân nuôi bảo tồn các loài động vật quý hiếm (Khỉ mặt đỏ, Rùa trung bộ) và hoạt động giáo dục môi trường tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Ảnh: Đặng Huy Phương, Phạm Thị Kim Dung)