VIỆN CÔNG NGHỆ VŨ TRỤ

 
Trụ sở: Nhà A22, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Phụ trách Viện: TS. NCVC. Phạm Minh Tuấn
Phó Viện trưởng:  TS. NCVC. Phạm Minh Tuấn
                                TS. NCVC. Ngô Duy Tân
                                ThS. CVC. Vũ Thị Dung

Quyết định số 1549/QĐ- TTg ngày 20/11/2006
Người ký: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng

 
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Nhà A22, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (+84)(24) 3791.4746
Fax: (+84)(24) 3791.4622
Email: vanthu@sti.vast.vn, info@sti.vast.ac.vn
Website: www.sti.vast.ac.vn
BAN LÃNH ĐẠO
Phụ trách Viện: TS. NCVC. Phạm Minh Tuấn
Phó Viện trưởng: TS. NCVC. Phạm Minh Tuấn
  TS. NCVC. Ngô Duy Tân
  ThS. CVC. Vũ Thị Dung
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
- Chủ tịch Hội đồng: TS. NCVC. Phạm Minh Tuấn
- Phó Chủ tịch Hội đồng: TS.NCVC. Ngô Duy Tân
- Thư ký hội đồng: TS.NCVC. Nguyễn Viết Lương
- Ủy viên: TS.NCVCC. Bùi Trọng Tuyên; PGS. TS. NCVC. Phạm Văn Bạch Ngọc; ThS.NCVC. Chu Xuân Huy, TS.NCV. Nguyễn Minh Ngọc, TS.NCV. Lê Mai Sơn, TS.NCV. Nguyễn Lương Thiện
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

Chức năng:

Nghiên cứu cơ bản, điều tra cơ bản, phát triển và ứng dụng công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ vũ trụ theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ:

1. Nghiên cứu cơ bản và điều tra cơ bản trong lĩnh vực khoa học công nghệ vũ trụ.

2. Nghiên cứu phát triển công nghệ vũ trụ bao gồm: Công nghệ vệ tinh, Công nghệ trạm mặt đất, Công nghệ định vị nhờ vệ tinh, Công nghệ viễn thám, Công nghệ tự động hóa, chế tạo thiết bị khoa học và các công nghệ liên quan.

3. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu vệ tinh về nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vũ trụ.

4. Tiếp nhận, quản lý và tổ chức vận hành khai thác các vệ tinh quan sát Trái đất của Viện Hàn lâm.

5. Ứng dụng và chuyển giao công nghệ vũ trụ để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.

6. Dịch vụ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ vũ trụ và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan.

7. Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ vũ trụ và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan.

8. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ vũ trụ và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan.

9. Quản lý về tổ chức, bộ máy; quản lý và sử dụng viên chức, người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm.

10. Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm.

11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện Hàn lâm giao.

 
CƠ CẤU TỔ CHỨC   LỰC LƯỢNG CÁN BỘ
Các phòng chuyên môn

- Phòng Nghiên cứu chế tạo thiết bị và hệ tự hành thông minh
- Phòng Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ vệ tinh
- Phòng Công nghệ viễn thám, GIS và GPS
- Trung tâm Điều khiển và khai thác vệ tinh nhỏ

Các đơn vị quản lý nghiệp vụ  
- Phòng Quản lý Tổng hợp  
 
Tổng số CBVC: 43 người
- Số biên chế: 33
- Số hợp đồng: 10
- Phó Giáo sư: 01
- Tiến sỹ: 09
- Thạc sỹ: 22
- Cử nhân: 08
- Khác: 04
 
CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ

+ Nghiên cứu, phát triển công nghệ vệ tinh.
+ Ứng dụng công nghệ không gian trong nghiên cứu môi trường: phân tích, giám sát và đánh giá chất lượng môi trường dựa trên nền tảng tư liệu viễn thám và các phương pháp vật lý.
+ Phát triển công nghệ viễn thám GIS, GPS nhằm quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên.
+ Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ xử lý ảnh nâng cao.
+ Vận hành an toàn và hiệu quả hệ thống vệ tinh quan sát Trái đất VNREDSat-1.
+ Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các hệ thống điều khiển tự động và  robot tự hành.
+ Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ và các công nghệ liên quan
+ Đào tạo và nâng cao năng lực: thực hiện đào tạo theo cả hai hướng là đào tạo tại chỗ cho các cán bộ và phối hợp đào tạo với các đơn vị đào tạo trong và ngoài nước, bao gồm: Học viện Khoa học và Công nghệ (thuộc Viện HLKHCNVN), các trường Đại học trong nước như Đại học Công nghệ, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện KTQS,…, và các tổ chức đào tạo nước ngoài có uy tín

 
NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT

a) Kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển và  ứng dụng công nghệ:

Trong giai đoạn 2015-2020, Viện Công nghệ vũ trụ đã triển khai nhiều đề tài, nhiệm vụ khoa học các cấp, cụ thể như sau:


Ngoài ra, hàng năm Viện Công nghệ vũ trụ còn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hỗ trợ Nghiên cứu viên cao cấp và cán bộ trẻ, nhằm tận dụng kinh nghiệm, trình độ của NCVCC và nâng cao trình độ, tác phong nghiên cứu khoa học của các cán bộ trẻ, tạo động lực, say mê nghiên cứu khoa học trong định hướng phát triển chung của toàn Viện.
Các nhiệm vụ nghiên cứu của Viện đã bám sát định hướng, phù hợp với nhu cầu thực tiễn và đã từng bước được đưa vào ứng dụng  ở các bộ, ban ngành và địa phương, góp phần nâng cao vị trí và uy tín của Viện Công nghệ vũ trụ cả trong và ngoài nước.

b) Đào tạo, thông tin, xuất bản

Trong giai đoạn vừa qua, Viện Công nghệ vũ trụ đã tích cực tham gia công tác đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ, cụ thể như sau:
-Số lượng nghiên cứu sinh của Viện (gồm cả trong nước và ngoài nước): 10 NCS
-Số lượng NCS đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (bao gồm cả các NCS do cán bộ Viện trực tiếp hoặc tham gia hướng dẫn): 05
- Số lượng NCS của Viện đang nhận học bổng nước ngoài: 05
- Số lượng đã hỗ trợ bảo vệ thành công Thạc sỹ: 10
Ngoài ra, Viện Công nghệ vũ trụ đã tích cực tham gia công tác đào tạo cho các sinh viên đến từ các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước như Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Mỏ-địa chất, Học Viện Kỹ thuật quân sự, Đại học Thái Nguyên, Trung tâm Đất, nước, môi trường (Canada)…
Về kết quả công bố, số lượng và chất lượng của các công bố khoa học của Viện Công nghệ vũ trụ đã không ngừng tăng lên qua các năm, các công bố khoa học đều gắn liền với các nhiệm vụ, định hướng nghiên cứu của Viện, cụ thể như sau:
- Số lượng các công bố quốc tế : 39 (trong đó có 07 bài thuộc danh mục SCI, 09 bài thuộc danh mục SCI-E và 23 bài đăng trên các tạp chí quốc tế có mã ISSN)
- Số lượng các bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học của Viện Hàn lâm: 09.
- Số lượng các bài báo được công bố trên các tạp chí quốc gia: 21
Bên cạnh đó, gắn liền với nhiệm vụ quan trọng của Viện Công nghệ vũ trụ là đảm bảo vận hành và khai thác hiệu quả hệ thống VNREDSat-1, Viện CNVT đã duy trì công bố các thông tin liên quan đến kết quả chụp ảnh của vệ tinh VNREDSat-1 trên trang thông tin điện tử của Viện Hàn lâm KH&CNVN (với tuần suất cập nhật hàng tháng).

c) Hợp tác quốc tế:

Về hoạt động hợp tác quốc tế, Viện Công nghệ vũ trụ đã đạt được các kết quả như sau:
-    Đã ký kết các biên bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác với các đối tác nước ngoài như Pháp, Thái Lan, Đài Loan, Belarus.  
-    Đã thực hiện nhiều nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ,đã được nghiệm thu và đánh giá cao về hàm lượng khoa học.
-    Đã tổ chức đón trên 50 đoàn khách nước ngoài và cử trên 60 đoàn cán bộ đi công tác nước ngoài nhằm mục đích trao đổi khoa học.
-    Đã tổ chức/đồng tổ chức thành công nhiều hội thảo, sự kiện quốc tế
-    Với tư cách là thành viên của Diễn đàn APRSAF (Asia Pacific Regional Space Agency Forum – Diễn đàn các cơ quan vũ trụ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương), hưởng ứng các hoạt động của nhóm Giáo dục vũ trụ, Viện Công nghệ vũ trụ đã tiến hành nhiều hoạt động phổ biến kiến thức về khoa học và công nghệ vũ trụ tại các trường THPT, THCS và tiểu học của nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Huế, TPHCM, thu hút sự say mê tìm hiểu vũ trụ, tăng cường tính sáng tạo và tự lập  học hỏi của các em học sinh.
-    Đặc biệt, Viện Công nghệ vũ trụ còn có nhiều hoạt động hợp tác, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và hợp tác chia sẻ dữ liệu ảnh vệ tinh trong phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai  thông qua mạng lưới của UNESCAP, Sentinel Asia,…

d) Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ

Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Công nghệ vũ trụ đã được đầu tư xây dựng cơ sở làm việc mới trong khuôn viên Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Cấp ủy và Lãnh đạo Viện đã chỉ đạo, theo dõi sát sao quá trình xây dựng. Hiện công trình đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng, góp phần cải thiện đáng kể điều kiện, môi trường làm việc cho toàn thể cán bộ của Viện.
Viện Công nghệ vũ trụ cũng đã  được đầu tư thực hiện dự án “Tăng cường năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng”. Dự án đã hoàn thành đúng kế hoạch, các trang thiết bị được đầu tư đã ngay lập tức được đưa vào sử dụng góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu, thực hiện các nhiệm vụ khoa học của Viện.
Dự án “Phòng thí nghiệm phát triển công nghệ hệ thống tự hành thông minh” với tổng kinh phí là 300 tỷ đồng đã được Viện Hàn lâm KHCNVN phê duyệt chủ trương chuẩn bị đầu tư dự án theo Quyết định số 2313/QĐ-VHL ngày 16/12/2019. Hiện nay Viện Công nghệ vũ trụ đang triển khai xây dựng báo cáo khả thi của dự án và dự kiến trình Viện Hàn lâm phê duyệt vào cuối năm 2020.

e) Đảm bảo vận hành và khai thác an toàn, hiệu quả vệ tinh viễn thám VNREDSat-1:

Vận hành an toàn và hiệu quả vệ tinh nhỏ đầu tiên của Việt Nam VNREDSat-1 hỗ trợ giám sát thiên tai và phục vụ an ninh quốc phòng. Cho đến nay, vệ tinh đã hoạt động tốt trên quỹ đạo kể từ năm 2013 và đã vượt quá thời gian hoạt động theo thiết kế là 5 năm, cung cấp hàng trăm nghìn cảnh ảnh trên toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam cũng như các khu vực được quan tâm trên thế giới.

Website: http://www.sti.vast.ac.vn