VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NHA TRANG

 
Trụ sở: 02 Hùng Vương, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Viện trưởng: PGS. TS. NCVC. Phạm Đức Thịnh
Phó Viện trưởng:  TS. NCVC. Huỳnh Hoàng Như Khánh
                                TS. NCVC. Nguyễn Duy Nhứt

Số Quyết định: 197/QĐ-KHCNVN ngày 12/02/2007
Người ký: Đặng Vũ Minh

 
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
02 Hùng Vương, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
Điện thoại: 0258 3521781
Email: vanthu@nitra.vast.vn
Website: nitra.ac.vn
BAN LÃNH ĐẠO
Viện trưởng: PGS. TS.NCVC. Phạm Đức Thịnh
Phó Viện trưởng: TS. NCVC. Huỳnh Hoàng Như Khánh
  TS. NCVC. Nguyễn Duy Nhứt
   
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC (gồm 11 thành viên)

Chủ tịch Hội đồng: TS. Lê Đình Hùng
Phó Chủ tịch Hội đồng: TS. Huỳnh Hoàng Như Khánh
Thư ký: TS. Phan Thị Hoài Trinh

Ủy viên: PGS.TS. Phạm Đức Thịnh, TS. Võ Mai Như Hiếu, TS. Võ Trọng Thạch, TS. Nguyễn Duy Nhứt, TS. Cao Thị Thúy Hằng, ThS. Trần Mai Đức, ThS. Trương Anh Khoa, PGS.TS. Trần Thị Thanh Vân

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

Chức năng: Điều tra cơ bản, nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất và đời sống, tư vấn và thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.

Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực:
+ Sinh học và công nghệ sinh học biển
+ Khoa học và công nghệ vật liệu
+ Hóa sinh hữu cơ và công nghệ hóa học biển
+ Vật lý và tin học ứng dụng
+ Công nghệ nuôi trồng và chế biến thủy sản
+ Nghiên cứu viễn thám, không gian và bầu khí quyển
- Tổ chức các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, triển khai thực nghiệm, sản xuất các sản phẩm có giá trị cao phục vụ cho các lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, nông nghiệp và xuất khẩu.
- Điều tra, nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và môi trường của khu vực Trung Bộ.
- Tham gia tư vấn, xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường của khu vực Trung Bộ.
- Tư vấn, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, quan trắc môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan.
- Hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ và các lĩnh vực khác có liên quan.
- Quản lý về tổ chức, bộ máy; quản lý và sử dụng viên chức, người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm.
- Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện Hàn lâm giao.

CƠ CẤU TỔ CHỨC   LỰC LƯỢNG CÁN BỘ
Các phòng chuyên môn

Phòng Hóa phân tích và Triển khai công nghệ.
Phòng Nghiên cứu ăn mòn và Công nghệ điện hóa.
Phòng Vật liệu hữu cơ từ tài nguyên biển.
Phòng Vật lý ứng dụng.
Phòng Công nghệ sinh học biển.
Trung tâm Ứng dụng công nghệ mới
Trung tâm Nghiên cứu tiên tiến và sáng tạo Hòn Chồng

Các đơn vị quản lý nghiệp vụ:
- Phòng Quản lý tổng hợp

 
Tổng số CBVC: 46

- Số cán bộ biên chế: 35
- Số cán bộ hợp đồng: 11
- Phó giáo sư: 01
- Tiến sĩ: 17
- Thạc sĩ: 12
- Cử nhân: 10
- Trình độ khác: 07

CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ

- Điều tra, đánh giá hiện trạng, đưa ra các giải pháp bảo vệ và phục hồi nguồn lợi rong tảo biển. Bảo tồn nguồn gen và xây dựng các mô hình trồng, phát triển sinh khối của chúng.
- Nghiên cứu các hoạt chất có hoạt tính sinh học (polyphenol, lectin, quinone, fucoidan) nghiên cứu công nghệ tích hợp hiệu quả cao chế biến rong tảo biển.
- Xây dựng bộ sưu tập vi sinh vật biển, nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học từ các loài vi sinh vật này.
- Nghiên cứu công nghệ chế tạo các vật liệu nano sử dụng cho y học, làm sensor, màng phủ chống ăn mòn bằng phương pháp điện hóa.
- Chế tạo, nghiên cứu các vật liệu nhiệt phát quang và ứng dụng trong y học, khảo cổ, nghiên cứu môi trường. Chế tạo và nghiên cứu vật liệu chấm lượng tử. Ứng dụng công nghệ thông tin trong vật lý tính toán và mô phỏng.
- Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám (Remote sensing technique) điều tra tài nguyên sinh vật dưới biển và trên đất liền. Nghiên cứu không gian tầm cao và tầm trung.
- Ứng dụng triển khai: Dịch vụ phân tích hóa, lý và sinh học; Chuyển giao công nghệ sản xuất oligo- và polysacarit để làm dược liệu và thực phẩm; Chuyển giao các công nghệ chế tạo lớp phủ bằng phương pháp điện hóa.
- Đào tạo: hiện là cơ sở đào tạo của Học viện Khoa học và Công nghệ tại Nha Trang (đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ về các lĩnh vực hóa học, sinh học và vật lý...). Đã phối hợp cùng với các đơn vị như ĐH Nha Trang, ĐH Đà Lạt, Viện Hóa học, Viện Vật lý đào tạo nhiều tiến sĩ và thạc sĩ cho Khánh Hòa và các Tỉnh thuộc miền Trung-Tây Nguyên.

THÀNH TỰU NỔI BẬT

a. Giải thưởng:
•    Giấy khen cùng cúp vàng và giải thưởng của BTC Hội thi sáng tạo KHKT tỉnh Khánh Hòa lần thứ III cho đề tài nghiên cứu “Quy trình sản xuất chế phẩm fucoidan từ rong nâu Việt Nam có họat tính kháng ung thư và tăng cường sức khỏe con người” theo Quyết định khen thưởng số 08/QĐ-KT, ký ngày 10/9/2009.
•    Bằng khen, 01 biểu trưng vàng sáng tạo KHCN Việt Nam và giải thưởng của Bộ KHCN và Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam cho tác giả đạt giải 3, giải thưởng sáng tạo KHCN Việt Nam năm 2009-Vifotec với công trình “Nghiên cứu công nghệ và thiết bị sản xuất fucoidan quy mô pilot từ một số loài rong nâu Việt Nam” theo Quyết định khen thưởng số 1725/QĐ-LHH ký ngày 15/01/2010.
•    Bằng lao động sáng tạo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho TS. Bùi Minh Lý đạt danh hiệu lao động sáng tạo trong phong trào thi đua yêu nước năm 2009 theo Quyết định số 581/QĐ-TLĐ ký ngày 14/4/2010.
•    01 giải ba (không có giải nhất và giải nhì) và 01 giải khuyến khích Giải thưởng sáng tạo KHCN tỉnh Khánh Hòa lần thứ VII (2016-2017).
•    Giải A Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật trong đoàn viên công đoàn, viên chức, người lao động do Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa tổ chức với công trình “Nghiên cứu điều chế chất điều hòa sinh trưởng từ rong sụn”.
b. Sở hữu trí tuệ:
•    01 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích: Quy trình nuôi trồng luân phiên rong lục, được cấp theo Quyết định số 33005/QĐ-SHTT ngày 06/06/2016.
•    01 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích: Quy trình sản xuất bột giàu chất Polyphenol từ lá cây ngô (ZEA MAYS L.) và sản phẩm bột giàu Polyphenol thu được từ quy trình này, được cấp theo Quyết định số 94367/QĐ-SHTT ngày 25/12/2018.
•    Bằng độc quyền sáng chế: Chế phẩm giàu chất chống oxy hóa chứa polyphenol và carotenoit từ rong nâu Sargassum, được cấp theo Quyết định số 53616/QĐ-SHTT ngày 01/07/2019.
•    01 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích: Quy trình sulfat hóa trực tiếp men bánh mì để điều chế glucan sulfat, được cấp theo Quyết định số 15175w/QĐ-SHTT ngày 02/10/2020.
•    01 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích: Quy trình điều chế Beta-glucan từ men bánh mì bằng chất lỏng ion, được cấp theo Quyết định số 20620w/QĐ-SHTT ngày 16/12/2021.
•    01 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích: Quy trình sản xuất chế phẩm chất điều hòa sinh trưởng thực vật chưa oligo carrageenan từ rong sụn (Kappaphycus Alvarezii), được cấp theo Quyết định số 6915w/QĐ-SHTT ngày 26/4/2022.
•    01 Bằng độc quyền giải pháp hữu ích: Quy trình chiết xuất hỗn hợp hoạt chất chống oxy hóa từ loài nhím biển, được cấp theo Quyết định số 22578w/QĐ-SHTT ngày 29/12/2022.
c. Chuyển giao công nghệ:

udcnnhatrang.3

Sản phẩm chuyển giao công nghệ: NANO EXTRA XFGC dùng trong phòng và hỗ trợ điều trị ung bướu

Sản phẩm Genk STF - Fucoidan sunfate hóa cao, phân tử lượng thấp kế thừa và vượt trội tác dụng của Fucoidan thông thường

Sản phẩm Fucogastro làm giảm các rối loạn dạ dày và hỗ trợ điều trị ngăn chặn hình thành các tế bào ung thư đường tiêu hóa.

d. Hợp tác quốc tế trong tổ chức Hội nghị, Hội thảo, Lớp học chuyên đề:
•    Phối hợp cùng Viện Hóa sinh hữu cơ Thái Bình Dương, CHLB Nga tổ chức các Hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành: “The 1st Symposium on Marine Enzymes and Polysaccharides” (tháng 12/2012); “The 2nd Symposium on Marine Enzymes and Polysaccharides” (tháng 12/2017), The 3nd Symposium on Marine Enzymes and Polysaccharides” (tháng 12/2023), mỗi đợt Hội thảo thu hút gần 60 nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia và hơn 50 nhà khoa học trong nước.
•    Phối hợp với ĐH Pukyong (Hàn Quốc) tổ chức các lớp học quốc tế “Support for research and development capacity of sustainable marine bioenergy in Vietnam”. Khóa học lần thứ nhất (năm 2015) và Khóa học lần thức hai (năm 2018). Mỗi Khóa học được chia thành 03 đợt với các chủ đề riêng của từng đợt. Các Khóa học thu hút hơn 70 giảng viên, học viên và nhà khoa học tham gia và hơn 50 lượt đến tham gia giảng dạy của các GS Hàn Quốc.
e. Công trình công bố
Trong 10 năm gần đây, đơn vị có hơn 100 công trình khoa học được công bố trên các Tạp chí uy tín của quốc tế (thuộc danh mục SCI, SCI-E, ISI...), ngoài ra còn có hàng trăm bài báo khoa học khác đăng trên các tạp chí quốc gia.

 
Website: nitra.ac.vn