VIỆN KỸ THUẬT NHIỆT ĐỚI

 
Trụ sở: Nhà A13 - Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Viện trưởng: GS.TS.NCVCC. Trần Đại Lâm

Phó Viện trưởng: PGS. TS. NCVCC. Nguyễn Vũ Giang
                               TS. NCVC. Lê Trọng Lư

Viện Kỹ thuật nhiệt đới trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
được thành lập
theo Quyết định số 248/CP ngày 08/8/1980
Người ký: Thủ tướng Chính phủ

 
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Nhà A13 - Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024. 38361322
Website: https://itt.vast.vn
BAN LÃNH ĐẠO
Viện trưởng: GS. TS. NCVCC. Trần Đại Lâm
Phó Viện trưởng: PGS. TS. NCVCC. Nguyễn Vũ Giang
  TS. NCVC. Lê Trọng Lư
 
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Gồm 19 thành viên
- Chủ tịch: GS.TS.NCVCC. Thái Hoàng
- Phó Chủ tịch: PGS. TS. NCVCC. Tô Thị Xuân Hằng, TS. NCVC. Lê Trọng Lư
- Thư ký: PGS.TS.NCVCC. Nguyễn Tuấn Dung
- Ủy viên: 15 thành viên khác
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
Chức năng:
Nghiên cứu cơ bản, điều tra cơ bản, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt đới và các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
 
Nhiệm vụ:
 
  • Nghiên cứu cơ bản, điều tra cơ bản các yếu tố của điều kiện môi trường nhiệt đới Việt Nam;
  • Nghiên cứu cơ chế động học ảnh hưởng của các điều kiện môi trường nhiệt đới Việt Nam đến vật liệu và thiết bị kỹ thuật;
  • Nghiên cứu chế tạo và bảo vệ các loại vật liệu, linh kiện, thiết bị có khả năng làm việc trong điều kiện khí hậu nhiệt đới;
  • Xậy dựng các tiêu chuẩn về sử dụng vật liệu, linh kiện, thiết bị trong điều kiện khí hậu nhiệt đới;
  • Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao trong lĩnh vực kỹ thuận nhiệt đới và các lĩnh vực có liên quan;
  • Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt đới và các lĩnh vực khác có liên quan;
  • Dịch vụ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực kỹ thuật nhiệt đới và các lĩnh vực khác có liên quan;
  • Quản lý về tổ chức, bộ máy, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị theo quy định của nhà nước và của Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam;
  • Quản lí về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của nhà nước;
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện giao.
 
CƠ CẤU TỔ CHỨC   LỰC LƯỢNG CÁN BỘ

Có 8 phòng chuyên môn:

  • Phòng Ăn mòn và bảo vệ kim loại: Kim loại, hợp kim, vật liệu bảo vệ vô cơ, vật liệu bảo vệ kim loại bằng phương pháp điện hoá.
  • Phòng Hóa lý vật liệu phi kim loại: Chất dẻo, vật liệu polyme tổ hợp và compozit, phân hủy, ổn định chống lão hóa polyme.
  • PhòngVật liệu cao su và Dầu nhựa thiên nhiên: Vật liệu bảo vệ, trang trí hữu cơ, các hợp chất có nguồn gốc sinh học sử dụng trong vật liệu bảo vệ, trang trí hữu cơ.
  • Phòng Kỹ thuật Điện – Điện tử: Linh kiện và thiết bị điện, điện tử.
  • Phòng Nghiên cứu ứng dụng và triển khai công nghệ: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ và các giải pháp kỹ thuật xử lý chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường
  • Phòng Nghiên cứu Sơn bảo vệ: Sơn bảo vệ, các chất ức chế ăn mòn kim loại sử dụng trong sơn bảo vệ.
  • Phòng Dữ liệu, thử nghiệm nhiệt đới và môi trường: Khí hậu kỹ thuật, các thử nghiệm gia tốc, lớp phủ bảo vệ kim loại bằng phương pháp phun nhiệt.
  • Phòng thiết bị dùng chung: Quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực, kinh phí, các máy móc, thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật.
Các đơn vị quản lý nghiệp vụ  
- Phòng Quản lý tổng hợp  
 
Tổng số CBVC: 81

Số biên chế hiện nay: 71
Số hợp đồng: 07
Giáo sư: 03
Phó Giáo sư: 06
Tiến sĩ: 27
Thạc sĩ: 22
Kỹ sư, Cử nhân: 10
Khác: 03

 
CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ
  • Nghiên cứu tác động môi trường nhiệt đới Việt Nam (khí quyển, biển, dưới đất) đến sự phá hủy vật liệu (kim loại, phi kim loại, vật liệu hữu cơ...) và lớp phủ bảo vệ.
  • Nghiên cứu các phương pháp đánh giá độ bền vật liệu trên cơ sở các kết quả thử nghiệm tự nhiên và gia tốc, xác định các hệ số tương quan, xây dựng quy trình dự báo tuổi thọ vật liệu trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.
  • Nghiên cứu chế tạo các loại vật liệu bảo vệ bền với khí hậu nhiệt đới (vật liệu và quy trình sản xuất) để áp dụng vào thực tế, phục vụ phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng...
  • Đào tạo cán bộ: Đào tạo bậc tiến sỹ, thạc sỹ và cán bộ kỹ thuật theo các chuyên ngành hóa học, vật lý, khoa học vật liệu, bảo vệ môi trường và theo lĩnh vực hoạt động của Viện.
  • Thực hiện các dự án Hợp tác quốc tế về nghiên cứu và đào tạo sau đại học liên quan tới các lĩnh vực hóa học, vật lý, khoa học vật liệu, bảo vệ môi trường.
 
NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT NĂM 2019
  • a. Thành tựu về nghiên cứu khoa học và ứng dụng triển khai:

    Trong năm 2019, Viện Kỹ thuật nhiệt đới được giao thực hiện 59 đề tài, dự án các cấp, tổng kinh phí 11,3 tỷ đồng. Tất cả các đề tài đang được thực hiện đúng tiến độ và đề cương được phê duyệt. Có 04 đề tài kết thúc năm 2018 đã được nghiệm thu đạt kết quả xuất sắc. Các đề tài, dự án kết thúc năm 2019 đều đã được nghiệm thu cơ sở và đang chờ quyết định công nhận kết quả nghiệm thu cấp cuối.

    Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, Viện đã công bố 58 bài báo quốc tế (trong đó 43 bài báo ISI) và 47 bài báo trong nước, có 10 sách chuyên khảo đã được xuất bản (trong đó có 08 sách chuyên khảo quốc tế), 03 sáng chế độc quyền và 02 độc quyền giải pháp hữu ích đã được cấp.

    b. Thành tựu về đào tạo sau đại học:

    Trong năm 2019, cán bộ Viện tích cực tham gia giảng dạy 07 chuyên đề tại các các trường Đại học và Học viện trong nước, hướng dẫn 33 NCS (03 NCS đã bảo vệ cấp cơ sở, 06 NCS đã bảo vệ luận án cấp Học viện và cấp Trường); hướng dẫn 13 học viên cao học thực hiện luận văn Thạc sỹ (có 06 học viên đã bảo vệ), 41 sinh viên đại học làm khóa luận tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp; được giảng dạy tại các trường đại học và học viện.

    c. Thành tựu về Hợp tác Quốc tế:

    Năm 2019, Viện Kỹ thuật nhiệt đới cùng với Viện Tài nguyên và Môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) đồng tổ chức thành công Hội thảo quốc tế về “Ô nhiễm rác thải nhựa trên biển Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” diễn ra trong 2 ngày 29-30/11/2019 tại Hà Nội với sự tham gia của hàng tram nhà khoa học quốc tế và trong nước tham gia.

    Trong năm 2019, có 02 thỏa thuận hợp tác quốc tế (MOU) về nghiên cứu và đào tạo giữa Viện với Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Đại học Tổng hợp Quốc gia Belarus được ký kết. Có 04 đề tài hợp tác quốc tế cấp Viện Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được phê duyệt thực hiện. Có 19 đoàn ra với 27 lượt cán bộ công tác nước ngoài (24 lượt người đi trao đổi khoa học và công tác; 04 lượt người tham gia hội nghị khoa học). Đón 07 đoàn vào gồm 11 nhà khoa học quốc tế đến làm việc, trao đổi khoa học tại Viện. 

    d. Thành tích khen thưởng năm 2019

    + Cá nhân:

    01 GS quốc tế (GS. Nadine Pébère, Cộng hòa Pháp) được Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng Huy chương hữu nghị.
    01 cán bộ vinh dự được nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu
    01 cán bộ vinh dự nhận giải thưởng Quả cầu vàng
    01 cán bộ được nhận Bằng khen của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

    + Tập thể:

    Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Phòng Hóa lý vật liệu phi kim loại được công nhận là “Tập thể lao động xuất sắc” cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
    Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Phòng Hóa lý vật liệu phi kim loại được nhận Bằng khen của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
    Viện Kỹ thuật nhiệt đới vinh dự được nhận Cờ Thi đua cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

      Viện Kỹ thuật nhiệt đới vinh dự nhận Cờ thi đua của Chính phủ năm 2019.

Website: http://itt.vast.vn