VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÂY NGUYÊN

 
Trụ sở: Số 116 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đà Lạt
Viện trưởng: TS. NCVC. Nguyễn Hữu Toàn Phan
Phó Viện trưởng: GS. TS. NCVCC. Dương Tấn Nhựt
                              TS. NCVC. Nông Văn Duy
                              PGS. TS. NCVCC. Phạm Việt Hòa

Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên được thành lập theo Quyết định số 57/QĐ-VHL ngày 19/02/2013
của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Người ký: GS.VS. Châu Văn Minh

viennghiencuutaynguyen
 
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Số 116 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 7, Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại: 0263 3822078
Fax: 0263 3831028
Email: vanthu@tni.vast.vn
Website: http://tni.ac.vn/
BAN LÃNH ĐẠO
Viện trưởng: TS.NCVC. Nguyễn Hữu Toàn Phan
Phó Viện trưởng: GS. TS. NCVCC. Dương Tấn Nhựt
  TS. NCVC. Nông Văn Duy
  PGS. TS. NCVCC. Phạm Việt Hòa
 
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

-Chủ tịch: GS.TS. Dương Tấn Nhựt
- Phó Chủ tịch: TS. Nông Văn Duy, PGS.TS. Trần Văn Lập
- Thư ký: TS. Nguyễn Thị Phương Mai; TS. Nguyễn Thọ
- Ủy viên: TS. Nguyễn Hữu Toàn Phan, PGS.TS. Phạm Việt Hòa, TS. Phan Xuân Huyên, TS. Vũ Quốc Luận, ThS. Đặng Hòa Vĩnh, PGS.TS. Nguyễn Mộng Sinh.

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

Chức năng: Nghiên cứu cơ bản, điều tra cơ bản, ứng dụng và phát triển công nghệ, tư vấn, dịch vụ khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực sinh học, hóa học, địa lý, tài nguyên thiên nhiên, môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ:

1) Nghiên cứu cơ bản, điều tra cơ bản nguồn tài nguyên sinh vật vùng Tây Nguyên tạo cơ sở khoa học cho bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng và phát triển bền vững.
2) Nghiên cứu những vấn đề khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực sinh học như: Công nghệ gen, công nghệ tế bào động vật, công nghệ tế bào thực vật, công nghệ vi sinh, công nghệ nấm và các lĩnh vực khác có liên quan.
3) Nghiên cứu cơ bản các chất có hoạt tính sinh học từ thực vật, động vật và vi sinh, bán tổng hợp các hợp chất có hoạt tính sinh học cao, cấu trúc nano các hợp chất y sinh, nghiên cứu phát triển công nghệ và thiết bị.
4) Điều tra tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các vùng lãnh thổ.
5) Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ trong kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai các lĩnh vực khác có liên quan.
6) Nghiên cứu và phát triển công nghệ Viễn thám, GIS, GPS, Internet và các công nghệ khác có liên quan.
7) Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các phương pháp địa chất; nghiên cứu tìm kiếm, thăm dò khai thác khoáng sản và ứng dụng công nghệ khoáng.
8) Tư vấn chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình và dự án phát triển khoa học và công nghệ.
9) Tổ chức thực hiện dịch vụ khoa học, công nghệ, phát triển sản phẩm, nghiên cứu và cung ứng, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực theo chức năng và quy định của pháp luật.
10) Xây dựng bảo tàng Sinh học Tây Nguyên, tổ chức sưu tầm, chế tác, xây dựng và quản lý bộ sưu tập mẫu động thực vật đạt chuẩn quốc gia; tổ chức trưng bày, phổ biến kiến thức, tuyên truyền giáo dục về thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
11) Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao trong lĩnh vực sinh học, hóa học, địa lý, tài nguyên, môi trường và các lĩnh vực có liên quan khác.
12) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sinh học, hóa học, địa lý, tài nguyên, môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan.
13) Quản lý về tổ chức, bộ máy; quản lý và sử dụng viên chức, người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm.
14) Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm.
15) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện Hàn lâm giao.

CƠ CẤU TỔ CHỨC   LỰC LƯỢNG CÁN BỘ
 

1. Phòng Quản lý Tổng hợp
2. Phòng Công nghệ thực vật
3. Phòng Công nghệ vi sinh
4. Phòng Hóa học các hợp chất thiên nhiên
5. Phòng Sinh học phân tử và chọn tạo giống cây trồng
6. Phòng Tài nguyên thực vật
7. Bảo tàng Sinh học
8. Viện Địa lý tài nguyên Tp. Hồ Chí Minh

   
 
Tổng số CBVC: 58 người

- Số biên chế: 49
- Số hợp đồng: 09
- Giáo sư: 01
- Phó Giáo sư: 02
- Tiến sỹ: 13
- Thạc sỹ: 27
- Cử nhân: 07
- Khác: 08

CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ

- Điều tra, nghiên cứu nguồn tài nguyên động, thực vật vùng Tây Nguyên.
- Nghiên cứu cơ bản, ứng dụng công nghệ sinh học trong nghiên cứu, sản xuất giống hoa, dược liệu,  nấm và các loài thực vật đặc hữu, quý hiếm.
- Nghiên cứu sàng lọc các chất có hoạt tính sinh học.
-Thu thập, bảo quản và phát triển các bộ sưu tập mẫu vật cho Bảo tàng Sinh học Tây Nguyên và các Bảo tàng khác.
- Điều tra tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các vùng lãnh thổ.
- Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ trong kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai các lĩnh vực khác có liên quan.
- Nghiên cứu và phát triển công nghệ Viễn thám, GIS, GPS; các phương pháp địa chất; nghiên cứu tìm kiếm, thăm dò khai thác khoáng sản và ứng dụng công nghệ khoáng; đánh giá các tai biến tự nhiên, tai biến do hoạt động nhân sinh; chuyển giao công nghệ về vật liệu polyme vô cơ.
- Tư vấn chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình và dự án phát triển khoa học và công nghệ.   

NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT

- Nghiên cứu các kỹ thuật nhân nhanh giống cây trồng, ứng dụng sản xuất cây giống các loại.
- Điều tra, nghiên cứu, phát hiện các loài thực vật mới của vùng Tây Nguyên.
- Sàng lọc các chất có hoạt tính sinh học từ nguồn thực vật quý hiếm, bản địa của vùng Tây Nguyên.
- Đánh giá tổng hợp tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên, môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng lãnh thổ.
- Ứng dụng kết quả của các nghiên cứu cơ bản, công nghệ môi trường, công nghệ viễn thám và GIS… nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
- Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao (Tiến sĩ, thạc sĩ…) trong lĩnh vực sinh học, hóa học, địa lý.
- Bảo tàng Sinh học Tây Nguyên hàng năm đón tiếp trên 50.000 lượt khách tham quan, học tập, nghiên cứu.

 
Website: http://tni.ac.vn/