VIỆN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

 
Trụ sở: Nhà A30, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Viện trưởng: GS.TS.NCVCC. Trịnh Văn Tuyên
Phó Viện trưởng: PGS. TS. NCVC. Đỗ Văn Mạnh
                            TS. CVCC. Nguyễn Trần Điện
                            TS. NCVC. Nguyễn Thành Đồng
Quyết định số 148/2002/QĐ-TTg ngày 30/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Thủ tướng Phạm Gia Khiêm
 
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Nhà A30, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (+84) 24.3756.9136
Fax: (+84) 24.3791.1203
Email: vp@ietvn.vn
Website: www.ietvn.vn
BAN LÃNH ĐẠO
Viện trưởng: GS.TS.NCVCC. Trịnh Văn Tuyên
Phó Viện trưởng:
PGS. TS. NCVC. Đỗ Văn Mạnh
TS. CVCC. Nguyễn Trần Điện
TS. NCVC. Nguyễn Thành Đồng
   
   
   
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

- Chủ tịch hội đồng: PGS.TS. NCVCC. Nguyễn Hoài Châu
- Phó Chủ tich hội đồng: TS. NCVC. Nguyễn Thành Đồng, TS. NCVC. Nguyễn Tuấn Minh
- Thư ký: TS. NCVC. Dương Thị Hạnh
- Uỷ viên: GS. TS. NCVCC. Đặng Đình Kim; PGS. TS. NCVC. Bùi Thị Kim Anh; PGS. TS. NCVCC. Tăng Thị Chính; GS. TS. NCVCC. Nguyễn Thị Huệ; PGS. TS. NCVC. Đỗ Văn Mạnh; PGS. TS. NCVCC. Dương Thị Thủy; PGS. TS. NCVCC. Trịnh Văn Tuyên; TS. CVCC. Nguyễn Trần Điện; TS. NCVC. Nguyễn Thị Thanh Hải; TS. NCVC. Nguyễn Viết Hoàng; TS. NCVC. Phan Đỗ Hùng; TS. NCVC. Bùi Quang Minh; TS. NCVC. Lê Thanh Sơn;

 
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
Chức năng
  • Nghiên cứu những vấn đề Khoa học - Công nghệ thuộc lĩnh vực môi trường.
Nhiệm vụ
  • Nghiên cứu các vấn đề cơ bản và các vấn đề liên quan nhằm xây dựng cơ sở phát triển cho ngành khoa học môi trường.  

  • Nghiên cứu công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ngăn ngừa xử lý ô nhiễm môi trường, phục vụ phát triển bền vững ở Việt Nam. 

  • Nghiên cứu sản xuất các vật liệu, thiết bị đo đạc, thiết bị xử lý... nhằm phục vụ công tác bảo vệ môi trường.

  • Dịch vụ Khoa học - Công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:

        +  Tư vấn, thiết kế và chuyển giao công nghệ các công trình bảo vệ môi trường. Quy hoạch môi trường, đánh giá tác động môi trường, quan trắc môi trường, phân tích môi trường.
        +  Cung cấp vật tư, thiết bị và thi công các công trình môi trường. Thẩm định thiết bị và công nghệ môi trường.

  • Hỗ trợ trong công tác quản lý môi trường: tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường, xây dựng và thực hiện các chiến lược, các chương trình hành động bảo vệ môi trường vùng và quốc gia.
  • Tư vấn cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường, ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
  • Thực hiện công tác hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ trong lĩnh vực môi trường.
  • Tham gia đào tạo các cán bộ khoa học về công nghệ môi trường có trình độ cao. Khi có đủ điều kiện, sẽ trình các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để đào tạo Sau đại học.

   

 
CƠ CẤU TỔ CHỨC   LỰC LƯỢNG CÁN BỘ
Các phòng chuyên môn

* Các phòng chuyên môn:

- Phòng Quy hoạch môi trường
- Phòng Giải pháp Công nghệ cải thiện môi trường
- Phòng Công nghệ Hóa lý môi trường
- Phòng Công nghệ thân môi trường
- Phòng Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ
- Phòng Vi sinh vật môi trường
- Phòng Thủy sinh học môi trường
- Phòng Công nghệ xử lý khí thải và chất thải rắn
- Phòng Công nghệ xử lý nước
- Phòng Phân tích Độc chất môi trường
- Phòng Phân tích Chất lượng môi trường
- Trung tâm Công nghệ môi trường tại thành phố Đà Nẵng
- Trung tâm Công nghệ môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh
- Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ Màng

Các đơn vị quản lý nghiệp vụ  
- Phòng Quản lý tổng hợp  
   
 
Tổng số CBVC: 208 người

- Số biên chế: 46
- Số hợp đồng: 162
- Phó Giáo sư: 07
- Tiến sỹ: 22
- Thạc sỹ: 88
- Cử nhân: 81
- Khác: 10

 
CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ
  • Nghiên cứu khoa học công nghệ, Viện Công nghệ môi trường đã thực hiện các đề tài, nhiệm vụ với 05 hướng nghiên cứu chính bao gồm:

- Công nghệ xử lý môi trường;
- Công nghệ sinh học môi trường;
- Quan trắc và phân tích môi trường;
- Công nghệ vật liệu ứng dụng xử lý môi trường;
- Quy hoạch và quản lý môi trường.

  • Triển khai ứng dụng, Viện Công nghệ môi trường đã ký kết, nghiệm thu và hoàn thành các hợp đồng kinh tế theo loại hình dịch vụ như:

- Quan trắc và phân tích môi trường,
- Tư vấn đánh giá chiến lược môi trường và đánh giá tác động môi trường;
-  Tư vấn lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế các hệ thống công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường;
- Thi công xây dựng và chuyển giao công nghệ các công trình xử lý ô nhiễm môi trường;
- Sản xuất và cung cấp các vật liệu, dụng cụ và thiết bị phục vụ đo đạc phân tích và khử trùng môi trường;
- Đào tạo;
- Khoa học công nghệ.

  • Hợp tác quốc tế: Viện Công nghệ môi trường đã hợp tác với nhiều tổ chức, các trường đại học, công ty trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Nga, Belaruský trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học – công nghệ môi trường. Bên cạnh đó, Viện cũng đã ký kết một số thỏa thuận hợp tác quốc tế về lĩnh vực bảo vệ môi trường.
  • Công bố công trình khoa học, từ khi thành lập đến nay, Viện Công nghệ môi trường đã công bố 542 công trình trên các tạp chí uy tín trong nước và quốc tế.
  • Xuất bản sách và giáo trình, cho đến nay, Viện Công nghệ môi trường đã có 21 đầu sách và giáo trình về lĩnh vực công nghệ môi trường
 
NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT

1. Phân bón lá nano
- Xuất xứ:
+ Tên Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng Bentonite và phân bón lá nano để cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng và tiết kiệm nước tưới nhằm ứng phó với tình trạng khô hạn tại Ninh Thuận và một số tỉnh vùng Nam Trung bộ.
+ Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Hoài Châu
+ Thời gian thực hiện: 2017-2020
+ Cấp quản lý đề tài: đề tài độc lập cấp Quốc gia
+ Kinh phí thực hiện: 4.500 triệu đồng
- Giới thiệu tóm tắt về sản phẩm:
+ Giúp cây khỏe, phát triển nhanh, lá to dày.
+ Cành mọc nhanh và dài. Lá mọc sớm và nhiều.
+ Đáp ứng toàn diện nhu cầu các chất dinh dưỡng để phát triển lá, hoa và quả.
+ Làm bật mầm hoa, hoa ra nhiều, đồng loại và ít rụng.
+ Giúp tăng cường khả năng thụ phấn và tỷ lệ đậu trái cao.
+ Trái đậu nhiều, lớn nhanh và ít rụng.
+ Tăng sức chống chịu của trái khi thời tiết thay đổi.
+ Tăng kích thước và trọng lượng trái, làm phì trái nhanh.
+ Tăng năng suất, chất lượng quả.
+ Tăng hàm lượng tinh bột, chất béo, protein và vitamin C.
+ Hình thành và phát triển củ, rễ củ.
+ Bổ sung dinh dưỡng và các yếu tố trung, vi lượng cần thiết cho cây trong quá trình tạo củ, nuôi củ, làm củ to, chắc, mã sáng đẹp, chất lượng đều.
+ Tăng sức đề kháng, hạn chế sượng củ, thối rễ và thối củ.
+ Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu giúp cây trồng phát triển bộ rễ cực mạnh, tăng khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng tốt.
+ Phục hồi vườn cây sau thu hoạch, cắt tỉa.
+ Hỗ trợ phân hóa mầm hoa để cây ra nhiều hoa.
+ Là chế phẩm canh tác bền vững, thân thiện với môi trường.
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
Bộ phân bón lá nano có phạm vi ứng dụng rất lớn và có thể được áp dụng ở mọi địa điểm trong cả nước, trước hết ở tỉnh Ninh Thuận và vùng Nam Trung bộ. Trong khuôn khổ Đề tài này, bộ phân bón lá nano được sử dụng trên cây táo, nho, măng tây, ngô ở mọi thời điểm sinh trưởng và phát triển của cây.
- Ý nghĩa về mặt khoa học:
Bộ phân bón lá nano có tác động và lợi ích trong nghiên cứu khoa học công nghệ ở các lĩnh vực:
+ Chế tạo vật liệu nano từ các nguyên tố vi lượng để làm phân bón lá
+ Phát triển kiến thức về các quá trình sinh lý và sinh hóa trong thực vật.
- Ý nghĩa đối với kinh tế - xã hội:
Bộ phân bón lá nano là sản phẩm công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà nông. Trong điều kiện khó khăn về khí hậu và thổ nhưỡng, sản phẩm có ý nghĩa về phương diện an sinh, tạo cơ hội cho người sản xuất nông nghiệp có thêm lợi nhuận, không để ruộng đất bị bỏ hoang.
Bộ phân bón lá nano góp phần tăng chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho một số mặt hàng nông sản xuất khẩu.
- Triển vọng nhân rộng các kết quả/sản phẩm trong tương lai:
Bộ phân bón lá nano có thể sử dụng cho nhiều loại cây nông nghiệp trong cả nước như cây cà phê, cây thanh long, cây hồ tiêu, cây điều, cây xoài, bưởi,... góp phần tăng năng suất, chất lượng nông sản.
2. Thuốc trừ bệnh nấm cây nano ALSILCO
- Xuất xứ:
+ Dự án: Hợp phần 1: Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo các sản phẩm nano sử dụng trong nông nghiệp
+ Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Hoài Châu
+ Thời gian thực hiện: 2015-2019
+ Cấp quản lý đề tài: Dự án trọng điểm cấp Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam
+ Kinh phí thực hiện: 16.500 triệu đồng
- Giới thiệu tóm tắt về sản phẩm:
Nano ALSILCO là chế phẩm phòng, trị nhiều loại bệnh của cây nông nghiệp, cây lấy quả do các loại nấm và vi khuẩn gây hại như: lở cổ rễ, héo thân, héo cây con, nấm gây bệnh chết nhanh trên cây… . Với ưu điểm kích thước hạt nano rất nhỏ (<100 nm), nano hợp kim bạc - đồng có thể dễ dàng thẩm thấu qua màng tế bào thực vật và tiêu diệt nấm bệnh gây hại.
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
Thuốc trừ bệnh nấm cây nano ALSILCO có phạm vi ứng dụng rất lớn và có thể được áp dụng ở mọi địa điểm trong cả nước. Trong khuôn khổ Dự án này, sản phẩm được ứng dụng trên cam, xoài, thanh long, hồ tiêu, cà phê,...
- Ý nghĩa về mặt khoa học:
Thuốc trừ bệnh nấm cây nano ALSILCO có tác động và lợi ích trong nghiên cứu khoa học công nghệ ở các lĩnh vực:
+ Chế tạo sản phẩm nano làm chất bảo vệ thực vật thân thiện môi trường.
+ Phát triển kiến thức về bệnh trên cây trồng, điều trị một số nấm bệnh trên cây trồng.
- Ý nghĩa đối với kinh tế - xã hội:
Thuốc trừ bệnh nấm cây nano ALSILCO là sản phẩm công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà nông. Trong điều kiện khó khăn về khí hậu và thổ nhưỡng, sản phẩm có ý nghĩa về phương diện an sinh, tạo cơ hội cho người sản xuất nông nghiệp có thêm lợi nhuận, không để ruộng đất bị bỏ hoang.
Thuốc trừ bệnh nấm cây nano ALSILCO góp phần tăng chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho một số mặt hàng nông sản xuất khẩu.
- Triển vọng nhân rộng các kết quả/sản phẩm trong tương lai:
Thuốc trừ bệnh nấm cây nano ALSILCO có thể sử dụng cho nhiều loại cây nông nghiệp trong cả nước như cây cà phê, cây thanh long, cây hồ tiêu, cây điều, cây xoài, bưởi,... góp phần giảm bệnh trên cây, tăng năng suất, chất lượng nông sản.
3. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ cây Xạ đen Ehretia asperula
- Xuất xứ:
+ Đề tài hợp tác giữaViện Công nghệ môi trường và Sở KH CN tỉnh Hòa Bình
+ Tên đề tài: Nghiên cứu thành phần hoá học, đánh giá hoạt tính sinh học của một số hợp chất chính phân lập được từ cây Xạ đen tại tỉnh Hoà Bình. Thử nghiệm tạo chế phẩm làm thực phẩm chức năng từ các cao chiết tiềm năng
+ Chủ nhiệm: GS.TS. Đặng Đình Kim
+ Tham gia đề tài: Viện Công nghệ môi trường, Viện Hóa sinh biển (PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt) và Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên (GS.TS. Lê mai Hương)
+ Kinh phí được cấp: 1.450.000.000 VNđ
- Mô tả kết quả:
- Ý nghĩa về mặt khoa học
1. Khẳng định Xạ đen tại Hòa Bình có tên khoa học là: Ehretia asperula Zoll. & Mor. thuộc họ Boraginaceae. Diện tích trồng toàn tỉnh khoảng 140 ha. Năng suất khô đạt từ 2,5 - 2,9 (tấn/ha).
2. Đã phân lập được 15 hợp chất sạch từ cây Xạ đen trong đó có 01 chất mới EdD6.1 có tên là 4-hydroxy-3-[4-(2-hydroxyethyl)-phenoxy]-benzaldehyde. Chất này thể hiện hoạt tính chống oxi hoá và gây độc tế bào ung thư mạnh. Đây là một chất quan trọng đóng góp vào tác dụng dược lý hiệu quả của cây Xạ đen.
3. Trong 9 hợp chất có khả năng chống oxy hóa EdD 5.5; EdD 10.5; EdD 3.2; EDD 17.3; EdD 11.4; EdD 14.1; EdD 6.1; Ed 33.4; Ed 36.2  thì hợp chất EdD 6.1 có hoạt tính chống oxy hóa mạnh nhất, rồi đến các dẫn xuất của Rosmarinic acid.
4. Đã xây dựng quy trình tạo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ  cao chiết tiềm năng của cây Xạ đen. Sản phẩm của quy trình là các viên nang chứa cao chiết tiềm năng được đóng trong lọ với nhãn thương hiệu là PHYPROXADEN.
5. Mẫu sản phẩm (tên thương hiệu là PHYPROXADEN) và chất mới EdD6.1 ức chế sự hình thành khối u với mật độ hình thành khối u giảm lần lượt là 48,21 và 40,72% trong khi kích thước trung bình của khối u giảm lần lượt là 49,06 và 59,17% so với đối chứng.
6. Đã xây dựng Tiêu chuẩn cơ sở cho Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho Viên nang Xạ đen.
Trên cơ sở các kết quả của đề tài:
+ Đã đăng kí sáng chế với tên gọi “Hợp chất 4-hydroxy-3-[4-(2-hydroxyethyl)-phenoxy]-benzaldehyde và phương pháp tách chiết hợp chất này từ lá cây Xạ đen Ehretia asperula Zoll. & Mor ”. Số đơn: 4-2017-43094; Sáng chế đã được thẩm định 24.9.2019 và Cục SHTT đang làm thủ tục cấp bằng, dự kiến trong năm 2019. Tác giả : Đặng Đình Kim, Vũ Thị Nguyệt, Nguyễn Tiến Đạt, Lê Mai Hương, Trần Thị Hồng Hà.
+ Bài báo quốc tế “Cytotoxic phenolic constituents from the leaves of Ehretia asperula”(SCIE) đã được chấp nhận đăng tại Bangladesh Journal of Pharmacology,  Volume: 14; Number 4; Year 2019.
Tác giả: Kim DD, Nguyet VT, Anh HX, Trang NTT, Chuyen NH, Huong LM, Ha TTH, Ho DH, Dat NT.
+ UBND tỉnh Hòa Bình và Sở KHCN tỉnh đánh giá rất cao kết quả khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài và đã phê duyệt một đề tài khác với tên gọi  “Nghiên cứu tạo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị ung thư gan và ung thư vú từ cao chiết Xạ đen Hòa Bình với một số dược liệu khác”. Kinh phí 1.500.000.000 đ.
-    Ý nghĩa thực tiễn
+ Đề tài tạo ra một sản phẩm bảo vệ sức khỏe (tên thương mại PHYPROXADEN) từ cao chiết lá của cây Xạ đen Ehretia asperula.
+ Từ sản phẩm cụ thể của đề tài, Bộ KHCN đã phê duyệt (11.2019) Dự án  “Hỗ trợ thương mại hóa quy trình công nghệ sản xuất một số sản phẩm hỗ trợ phòng và điều trị ung thư từ cây Xạ đen (Ehretia asperula Zoll. & Mor)”. Quy trình công nghệ được chuyển giao cho  CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH (Địa chỉ: Thôn Hạnh Phúc, Xã Hòa Sơn, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa Bình) để triển khai sản xuất.
-    Ý nghĩa xã hội
Kết quả của đề tài hỗ trợ tích cực cho tỉnh bảo tồn quỹ gen cây Xạ đen, mở rộng điện tích trồng để tăng sản lượng thu hoạch, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân địa phương và tạo ra một hình thức sinh kế bền vững.

Trụ sở chính Viện Công nghệ môi trường

Viện Công nghệ môi trường tổ chức lớp học Pháp – Việt
Viện Công nghệ môi trường
đón nhận huân chương Lao động hạng nhì

Viện Công nghệ môi trường chụp ảnh lưu

niệm nhân dịp kỷ niệm 17 năm thành lập Viện

Viện Công nghệ môi trường ký kết thỏa thuận hợp tác với Nhật Bản

Viện Công nghệ môi trường ký kết

thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

Viện Công nghệ môi trường tổ chức gặp mặt cán bộ hưu trí nhân dịp Tết Bính Tý 2020

Viện Công nghệ môi trường

tổ chức buổi Teambuilding nhân dịp kỷ niệm 17 năm thành lập Viện