VIỆN ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA VẬT LÝ BIỂN

 
Trụ sở: Nhà A27- Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Viện trưởng: TS. NCVCC. Đỗ Huy Cường
Phó Viện trưởng: PGS.TS. NCVCC. Nguyễn Như Trung
                             TS. NCVCC. Trần Tuấn Dũng

Quyết định số 112/VKH-QĐ ngày 24/2/1989 của Viện Khoa học Việt Nam về việc thành lập Trung tâm Vật lý địa cầu ứng dụng.
Người ký: GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu, Viện trưởng.    
Quyết định số 53/KHCNQG-QĐ ngày 22/6/1993 của Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia về việc thành lập Phân viện Hải dương học tại Hà Nội.
Người ký: GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu, Giám đốc Trung tâm.    
Quyết định số 747/QĐ-KHCNVN ngày 02/6/2005 của Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam về việc tách và đổi tên Phân viện Hải dương học tại Hà Nội thành Viện Địa chất và Địa vật lý biển.
Người ký: GS.VS. Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Viện.    
Nghị định số 62/2008/NĐ-CP ngày 12/5/2008 đã công nhận Viện Địa chất và Địa vật lý biển thành Viện nghiên cứu quốc gia trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.    
Quyết định số 42/QĐ-VHL ký ngày 19/02/2013 về việc chuyển đổi tổ chức.
Người ký: GS.TS. Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm.    
Quyết định số 180/QĐ-VHL ký ngày 25/02/2013 về việc Ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện Địa chất và Địa vật lý biển.
Người ký: GS.TS. Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm.

diachatvadiavatlybien
 
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Nhà A27 - Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024.3756.3532
Fax: (+84)(24) 3756.1647
Email: vanthu@imgg.vast.vn
Website: imgg.vast.vn
BAN LÃNH ĐẠO
Viện trưởng: TS. NCVCC. Đỗ Huy Cường
Phó Viện trưởng: PGS.TS. NCVCC. Nguyễn Như Trung
  TS. NCVCC. Trần Tuấn Dũng
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

- Chủ tịch: TS.NCVC. Phan Đông Pha
- Phó Chủ tịch: TS.NCVC. Trần Anh Tuấn
- Thư ký: TS. Trần Văn Khá
- Các Uỷ viên: TS.NCVCC. Đỗ Huy Cường, PGS.TS. NCVC. Nguyễn Như Trung, TS.NCVC. Trần Tuấn Dũng, TS.NCVC. Dương Quốc Hưng, TS.NCVC. Nguyễn Trung Thành, TS.NCVC. Trịnh Hoài Thu, ThS. NCVC. Vũ Hải Đăng, ThS. NCVC. Lê Đình Nam.

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
Chức năng
Nghiên cứu cơ bản, điều tra cơ bản, phát triển công nghệ và đào tạo nhuồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực địa chất, địa vật lý biển, vật lý hải dương và các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định của pháp luật
Nhiệm vụ

a) Về nghiên cứu cơ bản, điều tra cơ bản về biển:

- Nghiên cứu môi trường địa chất và các loại tai biến tự nhiên góp phần bảo vệ môi trường và giảm nhẹ thiên tai;
- Nghiên cứu địa động lực và cấu trúc sâu của vỏ Trái đất phục vụ tìm kiếm khoáng sản và xây dựng các công trình biển;
- Nghiên cứu các trường địa vật lý phục vụ an ninh quốc phòng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, đảo;
- Nghiên cứu vật lý khí quyển và vật lý hải dương phục vụ xây dựng công trình, bảo vệ môi trường, dự báo và phòng chống giảm nhẹ thiên tai;
- Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài nguyên và năng lượng biển cung cấp cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế biển;
- Điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, khoáng sản vùng biển Việt Nam và vùng kế cận;

b) Về phát triển công nghệ:

- Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS để quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển;
- Ứng dụng công nghệ cao vào thăm dò, khai thác, xây dựng và bảo vệ các công trình biển và đảo;
- Thu thập, cập nhật các nghiên cứu mới nhất về Biển Đông phục vụ công tác nghiên cứu, tuyên truyền và bảo vệ chủ quyền lãnh hải;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ biển phục vụ nghiên cứu, quy hoạch và phát triển kinh tế biển;
- Triển khai và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ mới về biển vào sản xuất, kinh doanh; liên doanh, liên kết và hợp tác nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ biển với các tổ chức khoa học trong và ngoài nước;

c) Tham gia thẩm định trình độ khoa học và công nghệ, luận chứng kinh tế, kỹ thuật các công trình biển quan trọng theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

d) Dịch vụ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực địa chất và địa vật lý biển và các lĩnh vực khác có liên quan;

e) Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao trong lĩnh vực địa chất và địa vật lý biển và các lĩnh vực khác có liên quan;

g) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực địa chất và địa vật lý biển và các lĩnh vực khác có liên quan;

h) Quản lý về tổ chức, bộ máy; quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị theo quy định của Nhà nước và của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

i) Quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của Nhà nước;

k) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch giao

CƠ CẤU TỔ CHỨC   LỰC LƯỢNG CÁN BỘ
Các phòng chuyên môn

+ Phòng Địa chấn;    
+ Phòng Địa từ và địa điện;    
+ Phòng Trọng lực biển;    
+ Phòng Cấu trúc sâu và Địa động lực;
+ Phòng Địa mạo biển và Cổ địa lý;    
+ Phòng Địa hoá - Khoáng sản;    
+ Phòng Địa môi trường;    
+ Phòng Thạch học;
+ Phòng Viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS);    
+ Phòng Hải dương học và Vật lý khí quyển;    
+ Phòng Thiết bị khảo sát và quan trắc (bao gồm cả 02 đài trạm: Trạm Vật lý khí quyển Tam Đảo và Trạm Trường Sa);    
+ Trung tâm Dữ liệu khoa học và công nghệ biển.

Các đơn vị quản lý nghiệp vụ  
- Phòng Quản lý tổng hợp  
 
Tổng số CBVC: 58 người
- Số biên chế: 51
- Số hợp đồng: 07
- Phó Giáo sư: 01
- Tiến sỹ: 17
- Thạc sỹ: 27
- Cử nhân, kỹ sư: 11
- Khác: 03
CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ

- Nghiên cứu các trường địa vật lý phục vụ an ninh quốc phòng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, đảo.
- Nghiên cứu địa động lực và cấu trúc sâu của vỏ trái đất phục vụ tìm kiếm khoáng sản và xây dựng các công trình biển.
- Nghiên cứu môi trường địa chất và các loại tai biến tự nhiên góp phần bảo vệ môi trường và giảm nhẹ thiên tai.
- Nghiên cứu tổng hợp các nguồn tài nguyên và năng lượng biển cung cấp cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế biển.
- Nghiên cứu vật lý khí quyển và vật lý hải dương phục vụ xây dựng công trình, bảo vệ môi trường, dự báo và phòng chống giảm nhẹ thiên tai.
- Điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên, khoáng sản vùng biển Việt Nam và vùng kế cận.
- Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS để quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.
- Ứng dụng công nghệ cao vào thăm dò, khai thác, xây dựng và bảo vệ các công trình biển và đảo.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học và công nghệ biển phục vụ nghiên cứu, quy hoạch và phát triển kinh tế biển.
- Triển khai và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ mới về biển vào sản xuất, kinh doanh; liên doanh, liên kết và hợp tác nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ biển với các tổ chức khoa học trong và ngoài nước.
- Tham gia thẩm định trình độ khoa học và công nghệ, luận chứng kinh tế, kỹ thuật các công trình biển quan trọng theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Dịch vụ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực địa chất và địa vật lý biển và các lĩnh vực khác có liên quan.
- Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao trong lĩnh vực địa chất và địa vật lý biển và các lĩnh vực khác có liên quan.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực địa chất và Địa vật lý biển và các lĩnh vực khác có liên quan.

NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT

Nghiên cứu khoa học phục vụ an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia

Các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ như:
- Địa chất, địa động lực và tiềm năng khoáng sản vùng biển Việt Nam (KT.03-02, 1991-1995, chủ nhiệm: GS.TS. Bùi Công Quế).    
- Các đặc trưng địa vật lý và vật lý khí quyển vùng quần đảo Trường Sa phục vụ thăm dò khoáng sản, xây dựng công trình, thông tin liên lạc và dự báo thiên tai (Chương trình Trường Sa,1993-1997, chủ nhiệm: GS.TS. Bùi Công Quế).    
- Các đặc trưng địa vật lý và vật lý khí quyển vùng quần đảo Trường Sa (Chương trình phát triển kinh tế biển, 1998-2002, chủ nhiệm: GS.TS. Bùi Công Quế).    
- Quản lý Tài nguyên môi trường dải ven biển Việt Nam (Dự án HTQT trong chương trình hợp tác kinh tế Australia- ASEAN, 1997-1999).    
- Cơ sở khoa học cho việc xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa Việt Nam (1995-1998, chủ nhiệm: GS.TS. Bùi Công Quế).    
- Bổ sung, hoàn thiện đề xuất xuất bản các bản đồ địa chất và địa vật lý trên vùng biển Việt Nam và kế cận (KHCN-06-12, 1999-2000, chủ nhiệm: GS.TS. Bùi Công Quế).
- Xác định địa chất, địa mạo, xây dựng phương án mở luồng vào một số đảo san hô Trường Sa (1998-2000, chủ nhiệm: PGS.TS Phạm Huy Tiến).    
- Nghiên cứu địa chất đảo Đá Tây, đề xuất phương án mở luồng và giải pháp ổn định đảo (2000-2002, chủ nhiệm: PGS.TS Phạm Huy Tiến).    
- Xây dựng tập bản đồ những đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên và môi trường vùng biển Việt Nam và kế cận (2001-2005, chủ nhiệm: GS.TS. Bùi Công Quế).    
- Cơ sở khoa học và pháp lý cho việc xác định ranh giới và biên giới biển của Việt Nam ở vùng biển Tây Nam (KC.09.10, 2000-2004).    
- Xây dựng tập bản đồ về các điều kiện tự nhiên và môi trường vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thực thi chủ quyền quốc gia và phát triển kinh tế biển (2005-2007).
- Biên tập và xuất bản tập bản đồ các điều kiện tự nhiên và môi trường vùng biển Việt Nam và kế cận (KC.09.24, 2007-2010).    
- Luận chứng khoa học cho việc xây dựng trạm quan trắc quốc gia các điều kiện tự nhiên và môi trường tại vùng quần đảo Trường Sa (2006-2008, chủ nhiệm: TS. Đỗ Chiến Thắng)
- Ứng dụng tổ hợp các phương pháp địa chất và địa vật lý biển dự báo các đới phá huỷ xung yếu gây nên xói lở đảo và sạt lở bờ kè khu vực Trường Sa (Chương trình Biển Đông Hải đảo, VAST.BĐHĐ.01/11-12, 2011-2012).    
- Nghiên cứu cấu trúc địa chất và tiến hóa biển đông phục vụ xác lập đường chủ quyền lãnh hải Việt Nam và dự báo tài nguyên năng lượng và khoáng sản (KC.09.02/11-15, 2012-2014).    
- Ứng dụng ảnh vệ tinh trong đánh giá một số đặc điểm điều kiện tự nhiên và môi trường trên một số đảo lớn và vùng biển xung quanh thuộc quần đảo Trường Sa phục vụ phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng - an ninh (Chương trình KHCN Vũ Trụ, VT/UD-04/14-15, 2014-2015).
- Nghiên cứu xác định các đặc điểm địa chất và địa vật lý khu vực lục địa bắc Trung Bộ - Hoàng Sa theo tài liệu địa vật lý (VAST.ĐLT.11/16-17).    
- Ứng dụng viễn thám và GIS nghiên cứu xu thế biến động điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở khoa học định hướng phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng biển, đảo Tây Nam Việt Nam (Chương trình KHCN Vũ Trụ, VT-UD.01/16-20, 2016-2019).    
- Ứng dụng đo cao vệ tinh nghiên cứu cấu trúc Địa chất và các đặc trưng Hải dương học khu vực quần đảo Hoàng Sa và lân cận (Mã số VT-UD.03/17-20, 2017-2020).    
- Ứng dụng ảnh vệ tinh VNRedsat-1 (và tương đương) trong nghiên cứu đánh giá tổng hợp hiện trạng và biến động môi trường khu vực quần đảo Trường Sa phục vụ bảo vệ môi trường và quốc phòng an ninh (Chương trình KHCN Vũ Trụ, VT-UD.04/17-20, 2017-2020).    
- Nghiên cứu cập nhật và hoàn thiện cơ sở khoa học để xác định đường ranh giới ngoài của thềm lục địa Việt Nam trên Biển Đông theo Công ước luật biển 1982 của Liên hợp quốc, góp phần đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam (KC.09.07/16-20, 2017-2020).

Điều tra cơ bản phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế và quản lý biển

- Nghiên cứu địa chất, địa động lực và tiềm năng khoáng sản của vùng biển Việt Nam. (Chương trình KT-03, 1995).
- Nghiên cứu các đặc trưng địa chất - địa vật lý phục vụ tìm kiếm thăm dò khoáng sản khu vực Bãi ngầm Tư Chính - Trường Sa (Chương trình Biển Đông - Hải đảo, 1993-1997).
- Điều tra các đặc trưng địa vật lý và vật lý khí quyển vùng quần đảo Trường Sa phục vụ thăm dò khoáng sản, xây dựng công trình, thông tin liên lạc và dự báo thiên tai (Chương trình Trường Sa, 1993-1997).
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội hệ thống đảo ven bờ Việt Nam (1997-1998).
- Các đặc trưng địa vật lý và vật lý khí quyển vùng quần đảo Trường Sa (Chương trình Phát triển kinh tế biển, 1998-2002).
- Điều tra đánh giá các loại hình tai biến địa chất đới ven biển phục vụ phòng chống và giảm nhẹ thiên tai (ĐTCB, 1998-2001).
- Điều tra đánh giá biến động tài nguyên- môi trường đới ven biển phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội dải ven biển Việt Nam (1998-2000).
- Ứng dụng phương pháp viễn thám và GIS đánh giá mức độ úng lụt khu vực Quảng Trị (2001-2003).
- Nghiên cứu các tai biến địa chất liên quan với quá trình địa động lực khu vực biển ven bờ Tây vịnh Bắc Bộ (2002-2003).
- Nghiên cứu động đất, núi lửa và sóng thần khu vực Biển Đông (nghiên cứu cơ bản, 2004-2005).
- Điều tra đánh giá sự biến động môi trường phục vụ phát triển kinh tế xã hội dải ven biển Việt Nam (2006-2007).    
- Nghiên cứu đặc điểm các hoạt động kiến tạo nghịch đảo và ảnh hưởng của chúng tới các cấu trúc dầu khí vùng trũng Sông Hồng- Vịnh Bắc Bộ (2006-2007).
- Nghiên cứu cấu trúc vỏ Trái đất sườn lục địa tây Biển Đông theo phân tích số liệu trọng lực, từ vệ tinh và địa chấn (Mã số: 105.04.07.09, 2009-2012).
- Nghiên cứu, cảnh báo nguy cơ trượt lở ngầm trên thềm lục địa Nam Trung Bộ (KC.09.11/11-15, 2012-2015).
- Điều tra, đánh giá đặc điểm biến động châu thổ ngầm cửa sông Đáy và các tác động của chúng đến quá trình xói lở, bồi tụ đới bờ trong khu vực (VAST.ĐTCB.02/16-17).
- Điều tra, đánh giá hiện trạng mặn-nhạt nước dưới đất các tầng chứa nước tỉnh Cà Mau phục vụ công tác quản lí tài nguyên nước dưới đất (VAST.ĐTCB.03/17-18).
- Nghiên cứu các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm khoáng sản liên quan vỏ mangan và kết hạch sắt - mangan khu vực Tây Nam trũng sâu Biển Đông (KC09.33/16-20, 2018-2020).
- Nghiên cứu xác định cấu trúc móng trầm tích khu vực bồn trũng nước sâu Biển Đông Việt Nam bằng phương pháp phân tích bài toán ngược và phân tích thiết kế số liệu dị thường từ và trọng lực (Mã số: 105.99-2018.318, 2018-2021).
- Điều tra, đánh giá đặc điểm trầm tích châu thổ ngầm khu vực cửa sông Ninh Cơ và các quá trình xói lở, bồi tụ đới bờ liên quan (Mã số: UQĐTCB.03/20-21).

Nghiên cứu tai biến tự nhiên, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai

- Điều tra, đánh giá hiện trạng các cồn cát ven biển miền trung, theo dõi dự báo mức độ cát xâm lấn (sa mạc hóa) và kiến nghị những giải pháp giảm nhẹ hậu quả do cát xâm lấn gây ra (1994-1995).
- Điều tra đánh giá các loại hình tai biến địa chất đới ven biển phục vụ phòng chống và giảm nhẹ thiên tai (1998-2001).
- Ứng dụng phương pháp viễn thám và GIS đánh giá mức độ ngập lụt Quảng Trị (2001-2003).
- Nghiên cứu các tai biến địa chất liên quan tới quá trình địa động lực khu vực biển ven bờ Tây vịnh Bắc bộ (2002-2003).
- Nghiên cứu động đất, núi lửa và sóng thần khu vực Biển Đông (2004-2005).
- Điều tra đánh giá các loại hình tai biến tự nhiên khu vực quần đảo Trường Sa và đề xuất các giải pháp phòng chống làm giảm nhẹ những thiệt hại do chúng gây ra (Chương trình Biển Đông - Hải đảo, 2008-2010).
- Nghiên cứu cấu trúc - kiến tạo và địa động lực hiện đại khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhằm nâng cao thích ứng và giảm nhẹ thiệt hại trong bối cảnh mực nước biển dâng cao (hướng Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, 2010-2011).
- Nghiên cứu, cảnh báo nguy cơ trượt lở ngầm trên thềm lục địa Nam Trung bộ (KC.09.11/11-15, 2012-2015).
- Nghiên cứu đánh giá một số tai biến thiên nhiên điển hình (lụt karst, trượt lở đất, xói lở bờ sông) ở lưu vực sông Gianh, đề xuất các giải pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai và khai thác hợp lý lãnh thổ (VAST05.05/17-18).

Nghiên cứu phục vụ qui hoạch, quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên biển

- Nghiên cứu cấu trúc sâu địa động lực Biển Đông (1997-2000).
- Thành lập tập bản đồ địa chất - địa vật lý Biển Đông tỷ lệ 1/1.000.000 (Chương trình KHCN-06-04, 1998-2000).
- Tổng hợp viết chuyên khảo các điều kiện tự nhiên hệ thống đảo ven bờ (2000-2001).
- Xây dựng tập bản đồ những đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên và môi trường vùng biển Việt Nam và kế cận (KC.09-02, Bùi Công Quế, 2004-2005).
- Biên tập và xuất bản tập bản đồ các điều kiện và môi trường vùng biển Việt nam và kế cận (với 60 bản đồ chuyên đề thuộc các lĩnh vực khí tượng, vật lý hải dương, địa chất, địa vật lý, sinh học biển và môi trường, KC.09.24, 2006-2007).
- Luận chứng khoa học cho việc xây dựng hệ thống đài trạm quan trắc tại quần đảo Trường Sa (Chương trình Biển Đông - Hải đảo, 2006-2007).
- Nghiên cứu cấu trúc địa chất vùng biển nước sâu (trên 200m nước) ở Nam Việt Nam làm cơ sở khoa học để tìm kiếm tài nguyên khoáng sản liên quan (KC.09-18/06-10, 2006-2010, chủ nhiệm: Nguyễn Thế Tiệp).
- Nghiên cứu tổng hợp các điều kiện địa chất, địa động lực khu vực bắc Vịnh Bắc Bộ phục vụ công tác qui hoạch phát triển kinh tế vùng Đông Bắc Việt Nam (KC.09.09/11-15).
- Xây dựng bộ sưu tập mẫu đá, khoáng vật và khoáng sản phần biển và hải đảo, miền Nam Việt Nam (dự án BSTMV.26/16-21).

Nghiên cứu bảo vệ môi trường

- Khảo cứu sự phân tỏa vật liệu phù sa sông Hồng ở vùng biển Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến quá trình địa-động lực (1998-1999).
- Nghiên cứu bản chất vật chất, quy luật vận chuyển và tác động của dòng phù sa hệ thống sông Hồng đối với môi trường biển ven bờ Tây vịnh Bắc Bộ (2000-2001).
- Quản lý tài nguyên môi trường dải ven biển Việt Nam (ĐTCB, 1997-1999).
- Đánh giá tác động môi trường dải ven biển Hải Phòng - Kim Sơn (Ninh Bình) (chương trình quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, 2003-2005).
- Ứng dụng viễn thám và GIS trong quản lý tài nguyên môi trường dải ven biển (2003-2005).
- Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp địa vật lý mới trong thăm dò nước ngầm và quan trắc động thái xâm nhập nước mặn vùng duyên hải và hải đảo (ứng dụng cho vùng Hải Phòng - Cát Bà, 2003-2005; Thái Bình 2006-2007).
- Nghiên cứu mức độ ô nhiễm kim loại nặng (KLN) trong trầm tích biển ven bờ đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển bền vững (VAST07.01/11-12).
- Nghiên cứu đặc điểm thủy - thạch động lực làm cơ sở khoa học cho bảo vệ hệ sinh thái vùng biển Cô Tô - Vĩnh Thực (VAST06.04/12-13).
- Tiến hóa trầm tích đới ven bờ khu vực Tuy Hòa-Nha trang trong mối liên quan với biến đổi khí hậu và dao động mực nước biển kỷ Đệ tứ (VAST06.01/13-14).
- Đánh giá tổn thương hệ thống bãi triều và bãi cát biển ven bờ Bắc Trung Bộ do tai biến thiên nhiên liên quan tới biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại (VAST05.01/13-14).
- Nghiên cứu mức độ xâm nhập mặn tầng chứa nước Pleistocen khu vực ven biển Nam Định do khai thác quá mức nước dưới đất (VAST06.06/14-15).
- Nghiên cứu xác định xu hướng vận chuyển và lắng đọng trầm tích ven biển cửa sông Hậu (VAST.ĐLT.06/15-16).
- Nghiên cứu, xác định nguyên nhân và dự báo xói lở bờ sông Hậu (VAST05.06/18-19).
- Ứng dụng công nghệ học máy, trí tuệ nhân tạo trong việc nghiên cứu, đánh giá xói lở bờ biển vùng Quảng Nam và lân cận (VAST06.04/19-20).
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa sự suy giảm trầm tích trong nước và hiện tượng xói lở bồi tụ bờ và khu vực cửa Sông Hậu (VAST05.5/19-20).

Những thành tựu hoạt động khoa học và công nghệ khác

a) Thành tích nghiên cứu Trường Sa

Là đơn vị tiên phong trong khảo sát nghiên cứu khoa học khu vực quần đảo Trường Sa trong suốt 30 năm qua, Viện đã hoàn thành 10 đề tài cấp nhà nước thuộc Chương trình Biển Đông - Hải đảo. Hàng năm, Viện có các chuyến khảo sát nghiên cứu khoa học biển về khu vực quần đảo Trường Sa. Các thông tin thu thập về địa chất, địa vật lý và vật lý khí quyển trong nhiều năm qua là cung cấp luận cứ cho công tác xây dựng một số cầu cảng biển, phát triển kinh tế xã hội và việc hoàn thành bộ Atlas bản đồ về điều kiện tự nhiên khu vực quần đảo Trường Sa vào năm 2007 góp phần khẳng định chủ quyền của nước ta đối với khu vực quần đảo này. Viện xây dựng và duy trì trạm quan trắc thuộc quần đảo Trường Sa nhiều năm qua.

b) Thành tích nghiên cứu ranh giới ngoài thềm lục địa

Từ năm 1995, Viện bắt đầu thực hiện một số các đề tài cấp nhà nước về xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam trong Chương trình nghiên cứu biển KHCN-06: “Cơ sở khoa học cho việc xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam”, bước đầu thiết lập những cơ sở khoa học quan trọng trong việc đàm phán về phân định ranh giới trên biển với các nước tiếp giáp Biển Đông. Kết quả của đề tài “Cơ sở khoa học, pháp lý cho việc xác định biên giới và ranh giới biển của Việt Nam ở vùng biển Tây Nam”, Chương trình KC.09-10, Viện chủ trì thực hiện, phối hợp với Ủy ban Biên giới Quốc gia, đã góp phần quan trọng trong việc phân định ranh giới chồng lấn với Campuchia - Thái Lan - Indonesia trên biển.

Các kết quả khoa học từ những đề tài trên góp phần to lớn trong việc hoàn thành một nhiệm vụ đặc biệt: “Hoàn thành hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam” đệ trình Liên Hợp Quốc vào tháng 5 năm 2009. Theo Công ước Luật Biển năm 1982, ngoài vùng đặc quyền kinh tế kéo dài từ đường cơ sở ra 200 hải lý, các quốc gia có quyền mở rộng vùng thềm lục địa ra 350 hải lý tính từ đường cơ sở dựa trên các chứng cứ khoa học địa chất.

Thực hiện dự án này trong giai đoạn 2007-2009, Viện Địa chất và Địa vật lý biển chia hồ sơ thành 3 báo cáo xác định vùng thềm lục địa mở rộng của Việt Nam cho 3 vùng biển riêng biệt: Bắc, Trung và vùng biển phía Nam. Dự án có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định biên giới trên biển và khẳng định chủ quyền trên biển. Kết quả nghiên cứu của dự án đã khẳng định trình độ, năng lực nghiên cứu khoa học của Viện trong việc đáp ứng các nhu cầu nhiệm vụ quan trọng của đất nước. Kết quả của dự án được dư luận trong và ngoài nước đánh giá rất cao, được lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước khen ngợi.

c) Hoàn thành Atlas về điều kiện tự nhiên Biển Đông

Lần đầu tiên Việt Nam có được một tập Atlas đầy đủ và hoàn chỉnh về điều kiện tự nhiên Biển Đông, gồm 63 bản đồ ở các lĩnh vực khác nhau, được xuất bản năm 2007. Tập bản đồ này là nền tảng cho rất nhiều nghiên cứu biển thuộc các nhánh khoa học biển khác nhau cũng như có nhiều ứng dụng trong quy hoạch, phát triển kinh tế và an ninh trên biển, đồng thời cũng khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Sự ra đời của tập các bản đồ về điều kiện tự nhiên Biển Đông và vùng biển lân cận một lần nữa cho thấy những thành tựu nghiên cứu địa chất - địa vật lý biển cũng như các hướng liên quan của Viện Địa chất và Địa vật lý biển.   

HÌNH ẢNH

Website: imgg.vast.vn