VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN
|
|
| ||||||||||||||||||||||||||||
|
CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ |
1. Điều tra, nghiên cứu cơ bản vùng biển, bờ biển và hải đảo của Việt Nam 2. Nghiên cứu, triển khai và ứng dụng công nghệ biển 3. Hoạt động tư vấn, dịch vụ và chuyển giao công nghệ 4. Xây dựng và phát triển bảo tàng hải dương học, cơ sở dữ liệu biển 5. Đào tạo chuyên gia và phổ biến tri thức về biển trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường biển 6. Hợp tác quốc tế |
NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT TRONG 5 NĂM (2016-2020) |
1. Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và triển khai ứng dụng Trong 5 năm vừa qua, Viện đã chú trọng chỉ đạo đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ các cấp, đặc biệt chủ trì các đề tài và tham gia sâu vào Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước và một số đề án cấp quốc gia như: Chương trình Khoa học và Công nghệ biển (KC09/16-20), Chương trình Khoa học Công nghệ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên (KC 08/16-20), Chương trình Công nghệ Vũ trụ, Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên, môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020” (Đề án 47), các hướng nghiên cứu trọng điểm của Viện Hàn lâm KHCNVN và các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các địa phương ở trong nước và hợp tác quốc tế. Viện đã chủ trì 25 đề tài cấp Nhà nước và tương đương, trong đó có 6 đề tài thuộc Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước (KC); 56 đề tài cấp bộ ngành, tỉnh, thành phố và tương đương; 12 đề tài, nhiệm vụ, dự án hợp tác quốc tế các cấp; 18 đề tài cấp cơ sở; nhiều hợp đồng khoa học - kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Tất cả các đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu từ đạt trở lên, một số đạt xuất sắc. Các đề tài, nhiệm vụ khoa học đang thực hiện đảm bảo tiến độ và kế hoạch. Các hoạt động nghiên cứu khoa học duy trì được hướng nghiên cứu cơ bản, tiếp cận tiến bộ khoa học và công nghệ, đồng thời tăng cường ứng dụng vào thực tế. Công bố quốc tế trong 5 năm 2016-2020 đạt 72 bài (62 bài SCI, SCI-E), trong đó ba năm cuối (2018-2019-2020) có 50 bài SCI, SCI-E, bình quân 3 năm cuối đạt gần 17 bài (SCI,SCI-E)/năm, 01 đầu sách chuyên khảo song ngữ Anh – Việt do cán bộ của Viện là đồng chủ biên được công bố ở Nhật Bản. Công bố, xuất bản khoa học trong nước duy trì ở mức cao, trong đó có 10 đầu sách chuyên khảo do cán bộ của Viện là chủ biên. Có 3 giải pháp hữu ích đã được cấp bằng và từng bước được chuyển giao đi vào thực tiễn sản xuất. 2. Công tác xây dựng tiềm lực và đào tạo cán bộ Viện đã hoàn thành đúng tiến độ Dự án đầu tư “Mở rộng và nâng cấp Bảo tàng Hải dương học và cơ sở nghiên cứu của Viện TNMT biển” giai đoạn I kéo dài (2014-2015) và Dự án đầu tư “Xây dựng cơ sở nghiên cứu và mở rộng, nâng cấp Bảo tàng Hải dượng học của Viện TNMT biển” giai đoạn II (2016 - 2020). Cho tới nay, về cơ bản Viện đã được đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất khá khang trang tại trụ sở chính, 246 Đà Nẵng Hải Phòng. Tiếp tục đầu tư hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm về đa dạng sinh học và môi trương biển hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển các hướng chuyên môn cua Viện. Chuẩn bị xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho cơ sở nghiên cứu tại Trạm Nghiên cứu biển Đồ Sơn và khu đất mới tại phường Bàng La, quận Đồ Sơn. Trong giai đoạn 2016 - 2020, Viện đã đưa tổng số cán bộ nghiên cứu có trình độ tiến sĩ lên 28 người, chiếm khoảng 70% số cán bộ khoa học trong biên chế của Viện, trong đó có 02 GS, 03 PGS, nhiều cán bộ tham gia các khoá tập huấn ngắn hạn trong và ngoài nước. Một số cán bộ được cử đi học thạc sĩ và nghiên cứu sinh ở nước ngoài về các hướng nghiên cứu mới về quản lí tài nguyên và môi trường biển (kinh tế tài nguyên, môi trường…). Phối hợp với Khoa Khoa học và Công nghệ biển, Học viện Khoa học và Công nghệ, trong 5 năm qua, Viện đã và đang đào tạo 13 NCS tại cơ sở đào tạo của Viện. Các cán bộ khoa học của Viện tích cưc tham gia giảng dạy, hướng dẫn luận án đại học và sau đại học tại Học viện Khoa học và Công nghệ, các trường, viện trong nước. Viện cũng đã tiếp nhận các sinh viên nước ngoài đến từ Cộng hòa Pháp, Bỉ, Đức, Đài Loan, Nga….thực tập làm luận văn/luận án tốt nghiệp trước khi dịch COVID-19 xuất hiện. 3. Hợp tác trong nước và quốc tế Thông qua việc chủ trì và tham gia thực hiện nhiều đề tài, dự án, nhiệm vụ thuộc các chương trình, các cấp khác nhau, Viện TNMT biển đã mở rộng hợp tác với nhiều cơ quan trong nước như các viện nghiên cứu, các trường đại học, các sở khoa học và công nghệ, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở tài nguyên và môi trường các tỉnh ven biển, trong đó nổi bật là Quảng Ninh, Hải Phòng và Thừa Thiên Huế, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước v.v. Đây là mô hình hợp tác có hiệu quả, trực tiếp đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn hướng tới phát triển bền vững kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường các tỉnh ven biển và vùng biển của Việt Nam. Đặc biệt, hợp tác với các viện trong Viện Hàn lâm KHCNVN được nâng cao và ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, điển hình là việc hợp tác xác định nguyên nhân hải sản chết ở các tỉnh Bắc Trung bộ năm 2016-2017 (sự cố Formosa). Đa dạng hóa hình thức hợp tác trong nghiên cứu ứng dụng triển khai công nghệ bước đầu được phát triển thông qua một số đề tài nghiên cứu hợp tác với địa phương, hợp đồng chuyển giao kết quả nghiên cứu, hợp tác với các công ty sản xuất kinh doanh theo hình thức hợp tác công tư qua việc tham gia vào các đề tài, dự án đang triển khai mà cả hai bên đều có quan tâm. Viện đã chuyển giao kết quả nghiên cứu về lọc sinh học tuần hoàn trong sản xuất giống hải sản cho một số đơn vị trong cả nước, hợp tác trong sản xuất tôm thương phẩm theo quy trình tuần hoàn RAS hay sản xuất cá rô phi theo công nghệ biofloc. Hoạt động này đã góp phần đẩy nhanh các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp và người dân. Hợp tác quốc tế với các cơ quan chính phủ theo Nghị định thư, đặc biệt hợp tác với các nước Nga, Vương quốc Bỉ, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc và các nước ASEAN, hợp tác song phương với các trường đại học, với các tổ chức phi chính phủ (IUCN, MCD) đã được mở rộng và tăng cường đáng kể nhằm trao đổi thông tin tư liệu, đào tạo cán bộ, tranh thủ sự giúp đỡ tài chính, vật tư, tổ chức các hội thảo quốc tế, lớp tập huấn trên cơ sở hiệu quả, bình đẳng và tôn trọng các quy định của luật pháp hiện hành. Đặc biệt trong nửa đầu năm 2021, măc dù dịch bệnh COVID diễn biến hết sức phức tạp, tuy nhiên Viện đã hết sức nỗ lực trong việc tổ chức thành công việc đón tàu Nghiên cứu biển mang tên Viện sĩ Oparin, Phân viện Viễn đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cập cảng Hải Phòng để triển khai công tác điều tra hỗn hợp Việt - Nga với sự tham gia của 6 Viện nghiên cứu chuyên ngành trực thuộc Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam. Đây có thể được xem là mô hình triển khai công tác nghiên cứu khoa học với đối tác nước ngoài của Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam nhằm đạt mục tiêu kép: phòng chống dịch hiệu quả kết hợp triển khai tốt các nội dung nghiên cứu trong tình hình mới. 4. Khen thưởng Trong 5 năm 2016-2020, với những thành tích nổi bật đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh té, xã hội và bảo vệ tổ quốc, Viện đã được vinh dự nhận được các phần thưởng cao quý như sau: - Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2018 HÌNH ẢNH MINH HỌA CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ |