VIỆN ĐỊA CHẤT

 
Trụ sở: Ngõ 84, phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Viện trưởng: PGS. TS. NCVCC. Trần Tuấn Anh
Phó Viện trưởng: TS. NCVC. Vũ Thị Minh Nguyệt
                               TS. NCVC. Vũ Văn Hà                             
                               TS. NCVC. Lại Hợp Phòng

Viện Địa chất, tiền thân là Viện Các Khoa học về Trái đất (Quyết định số 92/QĐ ngày 28/02/1976 của Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam về việc thành lập Viện Các Khoa học về Trái đất)
Ngày 26/12/1989, đổi tên Viện Các Khoa học về Trái đất thành Viện Địa chất (theo Công văn số 2441 của Hội đồng Bộ trưởng)
Viện Địa chất là đơn vị trực thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (theo Quyết định số 119/KHCNQG) ngày 10/7/1993. Năm 2013, Viện Địa chất trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam theo Quyết định số 38/QĐ-VHL ngày 19/02/2013 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Viện Địa chất hoạt động theo Quyết định số 302/QĐ-VHL ngày 28/2/2013 của Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN.
Người ký: GS.VS Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCNVN

viendiachat
 
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Ngõ 84, phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (+84)(24) 3775.4798
Fax: (+84)(24) 3775.4797
Website: http://igsvn.vn/
BAN LÃNH ĐẠO
Viện trưởng: PGS. TS. NCVCC. Trần Tuấn Anh
Phó Viện trưởng: TS. NCVC. Vũ Thị Minh Nguyệt
  TS. NCVC. Vũ Văn Hà  
  TS. NCVC. Lại Hợp Phòng
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC (2018-2021)

- Chủ tịch hội đồng: GS. TS. Phan Trọng Trịnh
- Phó Chủ tịch hội đồng: TS. Phạm Quang Sơn, TS. Nguyễn Hoàng
- Thư ký: TS. Mai Thành Tân
- Ủy viên: PGS. TS. Trần Tuấn Anh, PGS. TS. Nguyễn Văn Hoàng, TS. Hà Ngọc Anh, TS. Phan Lưu Anh, TS. Cung Thượng Chí, TS. Trần Quốc Cường, TS. Phạm Thị Dung, TS. Vũ Thị Minh Nguyệt, TS. Vũ Văn Hà, TS. Lại Hợp Phòng, TS. Văn Đức Tùng, ThS. Nguyễn Ánh Dương

 
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

Chức năng:

  • Nghiên cứu cơ bản và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực địa chất theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ:

  • Nghiên cứu cơ bản về cấu trúc – động lực, thành phần vật chất và lịch sử phát triển thạch quyển;
  • Nghiên cứu, điều tra, đánh giá thiên tai địa chất và các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại;
  • Nghiên cứu, điều tra, đánh giá tài nguyên địa chất, công nghệ khai thác – chế biến khoáng sản và các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên địa chất;
  • Nghiên cứu, điều tra, đánh giá những vấn đề về môi trường địa chất và các giải pháp phòng, chống, giảm thiểu ô nhiễm;
  • Nghiên cứu những vấn đề về địa kỹ thuật;
  • Hoàn thiện và phát triển các công nghệ, kỹ thuật, nâng cao hiệu quả nghiên cứu, điều tra địa chất, môi trường và tài nguyên địa chất;
  • Dịch vụ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực địa chất và các lĩnh vực khác có liên quan;
  • Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao trong lĩnh vực địa chất và các lĩnh vực khác có liên quan;
  • Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực địa chất và các lĩnh vực khác có liên quan;
  • Quản lý về tổ chức, bộ máy; quản lý và sử dụng công chức, viên chức của đơn vị theo quy định của Nhà nước và của Viện Hàn lâm KHCNVN;
  • Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của Nhà nước;
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện giao.
 
CƠ CẤU TỔ CHỨC   LỰC LƯỢNG CÁN BỘ
Các phòng chuyên môn
- Phòng Địa chất Đệ tứ
- Phòng Địa vật lý
- Phòng Địa hóa
- Phòng Địa Kỹ thuậtk
- Phòng Địa niên đại
- Phòng Trầm tích
- Trung tâm phân tích
- Phòng Khoáng sản
- Phòng Khoáng vật
- Phòng Kiến tạo - Địa động lực
- Phòng Thạch luận và Sinh khoáng
- Phòng Phát triển công nghệ và Kỹ thuật môi trường
- Trung tâm Viễn thám
- Trung tâm Môi trường
- Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề về nước
- Trung tâm nghiên cứu Karst và hang động
Các đơn vị quản lý nghiệp vụ  
- Phòng Quản lý tổng hợp  
   
 
Tổng số CBVC: 102 người

- Số biên chế: 92
- Số hợp đồng: 10
- Giáo sư: 01
- Phó Giáo sư: 04
- Tiến sỹ: 22
- Thạc sỹ: 59
- Cử nhân: 10
- Khác: 01

 
CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ
  • Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

- Nghiên cứu cơ bản và cơ bản định hướng ứng dụng trong khoa học địa chất.
- Nghiên cứu triển khai: Nghiên cứu tài nguyên địa chất; Nghiên cứu tai biến địa chất và giải pháp phòng tránh; Nghiên cứu môi trường và công nghệ môi trường; Phát triển và chuyển giao công nghệ.

  • Hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ
  • Đào tạo
  • Hợp tác quốc tế
 
NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT
  • Viện Địa chất là cơ quan nghiên cứu hàng đầu, luôn tiên phong trong lĩnh vực khoa học địa chất tại Việt Nam. Viện đã xây dựng được một số hướng nghiên cứu trọng điểm, hội nhập quốc tế với đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao về nghiên cứu magma - sinh khoáng, nghiên cứu chuyển động hiện đại của vỏ trái đất, nghiên cứu tai biến địa chất.
  • Viện đã chủ trì thực hiện xuất sắc nhiều đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ, Tỉnh và hợp tác Quốc tế theo Nghị định thư. Kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án không chỉ có giá trị khoa học cao về mặt đóng góp hệ thống lý luận về khoa học địa chất, khoáng sản, tai biến thiên nhiên mà còn được áp dụng có hiệu quả vào thực tế nhiều mặt, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở nhiều vùng trên cả nước.
  • Một số sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu của Viện: Bộ Atlas Tai biến Thiên nhiên Việt Nam, sách chuyên khảo “Intraplate Magmatism and Metallogeny of North Vietnam” do nhà xuất bản Springer phát hành, quy trình thu hồi Indiumg được cấp bằng giải pháp hữu ích, bộ KIT kiểm tra Môi trường được huy chương Vàng hội chợ TECHMART 2005…
  • Viện Địa chất trước đây có cơ sở đào tạo độc lập, hiện nay tiếp tục tham gia đào tạo cho Học viện Khoa học Công nghệ. Đã đóng góp đáng kể vào đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực Khoa học Trái đất. Các cán bộ của Viện tích cực tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên cao học, NCS cho các cơ sở đào tạo khác như Đại học Tự nhiên Hà Nội, Đại học Mỏ Địa chất, Đại học Tài nguyên và Môi trường, Đại học Huế…