VIỆN CƠ HỌC

 
Trụ sở: 264 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Viện trưởng: PGS. TS. NCVCC. Đinh Văn Mạnh
Phó Viện trưởng: GS. NCVCC. Nguyễn Việt Khoa
                             PGS. TS. NCVCC. Lã Đức Việt
                             TS. NCVC. Trần Thanh Hải
Viện Cơ học được thành lập theo Quyết định số 147/CP ngày 10/4/1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ)
Người ký: Thủ tướng Chính phủ - Phạm Văn Đồng
 
Viencohoc1
 
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
264 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại:024.38325541
Fax: 024. 37622039
Website: https://imech.ac.vn/
BAN LÃNH ĐẠO
Viện trưởng:
PGS. TS. NCVCC. Đinh Văn Mạnh 
Phó Viện trưởng: GS. NCVCC. Nguyễn Việt Khoa
PGS. TS. NCVCC. Lã Đức Việt
  TS. NCVC. Trần Thanh Hải
   
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC (gồm 17 thành viên)

Chủ tịch: PGS. TSKH. NCVCC. Phạm Đức Chính

Phó Chủ tịch:
PGS. TS. KSCC. Nguyễn Thế Đức
TS. NCVC. Phạm Thị Minh Hạnh

Thư ký: ThS. NCVC. Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Ủy viên: 15 người

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
  • Nghiên cứu những vấn đề cơ bản và hiện đại của cơ học trong lĩnh vực khoa học công nghệ trọng điểm của Nhà nước;
  • Nghiên cứu tạo ra một số công nghệ mới trong lĩnh vực cơ học phục vụ các ngành kinh tế-kỹ thuật mũi nhọn của đất nước;
  • Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực cơ học vào thực tiễn Việt Nam;
  • Thực hiện trao đổi khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế và tham gia đào tạo các chuyên gia lành nghề cán bộ nghiên cứu trình độ cao trong lĩnh vực cơ học.
CƠ CẤU TỔ CHỨC   LỰC LƯỢNG CÁN BỘ

a) Các phòng chuyên môn:

 1. Phòng Cơ học Công trình;
2. Phòng Cơ học Vật rắn;
3. Phòng Mô phỏng và tính toán kết cấu;
4. Phòng Chẩn đoán kỹ thuật;
5. Phòng Cơ điện tử;
6.  Phòng Thuỷ khí Công nghiệp và Môi trường Lục địa;
7. Phòng Thuỷ động lực và Giảm nhẹ thiên tai trong Lưu vực;  
8. Phòng Thí nghiệm Công nghệ kiểm soát Rung và Ồn;
9. Phòng Tự động hoá và Xử lý tín hiệu;
10. Phòng Cơ học và Môi trường Biển.
11. Phòng vật liệu phức hợp và kết cấu đàn dẻo.
12. Phòng Kiểm định, Chẩn đoán kỹ thuật công trình và thiết bị
b) Các đơn vị quản lý nghiệp vụ: Phòng Quản lý tổng hợp  

c) Các đơn vị trực thuộc:  Công ty Phát triển Công nghệ (IMTECH).

 

d) Đơn vị phối thuộc: 

  • Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hoá - Trường ĐH Công nghệ.
  • Khoa Cơ học và Tự động hoá - Học viện KHCN
 
Tổng số CBVC: 98 người
- Số biên chế: 88
- Số hợp đồng: 10
- Giáo sư: 03
- Phó Giáo sư: 06
- Tiến sỹ khoa học: 03 
- Tiến sỹ: 28
- Thạc sỹ: 37
- Cử nhân: 17 
- Khác: 03
CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ
  • Thực hiện các đề tài thuộc các chương trình Nhà nước và cấp bộ trong các lĩnh vực Cơ học Thủy khí, Cơ học Công trình, Cơ điện tử, Cơ học Biển;
  • Thực hiện các đề tài của ngành cơ học thuộc Chương trình Nhà nước Nghiên cứu cơ bản (Nafosted);
  • Nghiên cứu và phát triển biện pháp đánh giá và đảm bảo chất lượng công trình biển, công trình dân sự và quốc phòng; phát triển công nghệ tính toán trong khai thác tăng cường dầu khí; Dự báo lũ lụt; Điều khiển và tự động hoá;
  • Thực hiện các hợp đồng triển khai ứng dụng, dịch vụ KHKT với các Bộ, Sở, ngành và các cơ quan khác;
  • Đào tạo TS và ThS chuyên ngành Cơ học và Cơ học kỹ thuật. Kết hợp với Đại học Công nghệ đào tạo kỹ sư và thạc sĩ Cơ kỹ thuật. Điều hành Khoa Cơ học và Tự động hóa của Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm KHCNVN.
NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT

01 Giải thưởng Tạ Quang Bửu của PGS. TSKH Phạm Đức Chính về Bài báo: Pham D.C., Consistent limited kinematic hardening plasticity theory and path-independent shake-down theorems. International Journal of Mechanical Sciences 130, 11-18 (2017) (Ngày cấp 2/5/2019, đơn vị cấp: Bộ Khoa học và Công nghệ; Số bằng: 1039/QĐ-BKHCN; người ký giải thưởng: Bộ trưởng Chu Ngọc Anh)

- Số lượng bài báo đăng trên tạp chí quốc gia và quốc tế (từ năm 2016 đến nay):

   + Bài báo quốc tế: 112 bài báo ISI và 29 bài báo quốc tế có chỉ số ISSN.
   + Bài báo trong nước: Bài báo đăng trên các tạp chí của Viện Hàn lâm KHCNVN thuộc danh mục VAST2: 65 bài; Bài báo đăng trên các tạp chí quốc gia khác và hội nghị: 153 bài.

- Văn bằng sở hữu trí tuệ: 06. Trong đó: 05 bằng độc quyền sáng chế và 01 bằng độc quyền GPHI.

- Số lượng sách đã xuất bản (từ năm 2016 đến nay): 13.

- Số đề tài khoa học công nghệ (thực hiện từ năm 2016 đến nay):

+ Đề tài NCCB do Quỹ Nafosted tài trợ: 22 đề tài. Kinh phí: 16,535 tỷ đồng
 + Đề tài Bộ Công thương: 01 đề tài. Kinh phí: 3,36 tỷ đồng
 + Đề tài Sở KHCN Hà Nội: 01 đề tài. Kinh phí: 1,095 tỷ đồng
 + Đề tài thuộc Chương trình KC04: 01 đề tài. Kinh phí: 8,162 tỷ đồng
 + Đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam: 41 đề tài. Kinh phí: 22,4 tỷ đồng.
 + Đề tài thuộc Sự nghiệp Bảo vệ môi trường: 01 đề tài thực hiện hàng năm. Kinh phí: 7,1 tỷ đồng.
 + Đề tài cấp cơ sở: 131 đề tài. Kinh phí: 5,479 tỷ đồng.

- Số hợp đồng dịch vụ (từ năm 2016 đến nay): 41 hợp đồng. Kinh phí: 24,787 tỷ đồng.

- Số NCS, học viên cao học đang đào tạo tại đơn vị: 27 NCS, 01 HV cao học và 02 Postdoc. Số NCS, cao học là cán bộ của đơn vị đang đào tạo nước ngoài: 02