VIỆN HÓA HỌC CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN

 
Trụ sở: Nhà 1H, 18 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
Viện trưởng: PGS.TS. NCVCC. Phạm Thị Hồng Minh    
Phó Viện trưởng: PGS. TS. NCVCC. Đỗ Hữu Nghị
                              PGS. TS. NCVC. Phạm Minh Quân        

Quyết định thành lập: Quyết định số 65/CT ngày 5/3/1990 của Chính phủ.
Người ký: Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)

 
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Nhà 1H, 18 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0243. 756.6023
Fax: 024. 37564390
Email: vanthu.inpc@vast.vn
Website:www.inpc.ac.vn
BAN LÃNH ĐẠO
 
Viện trưởng: PGS.TS. NCVCC. Phạm Thị Hồng Minh
Phó Viện trưởng: PGS. TS. NCVCC. Đỗ Hữu Nghị
  PGS. TS. NCVC. Phạm Minh Quân
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 

Chủ tịch: GS.TS. NCVCC. Phạm Quốc Long

Phó Chủ tịch: GS.TS.NCVCC Nguyễn Mạnh Cường, PGS.TS.NCVCC Phạm Thị Hồng Minh

Thư ký: PGS.TS.NCVCC Nguyễn Thị Hồng Vân

Ủy viên:

PGS.TS. Lê Minh Hà, GS.TS. Đoàn Lan Phương, PGS.TS. Lê Thị Phương Quỳnh, PGS.TS. Trần Thị Thu Thủy, PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Vân, PGS.TS. Đỗ Hữu Nghị, PGS.TS. Phạm Minh Quân, PGS.TS. Trần Quốc Toàn, TS. Lưu Văn Chính, TS. Nguyễn Phi Hùng, GS.TS. Lê Mai Hương, TS. Đặng Việt Anh, TS. Hà Việt Hải

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

Chức năng:

1. Nghiên cứu cơ bản, điều tra cơ bản, phát triển thiết bị và công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực hoá học các hợp chất thiên nhiên và các lĩnh vực khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Sản xuất thử các sản phẩm trên cơ sở kế thừa từ kết quả nghiên cứu hoặc cải tiến công nghệ theo quy định của pháp luật phục vụ công nghiệp dược, thực phẩm, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Nhiệm vụ:

1. Nghiên cứu cơ bản, điều tra cơ bản các hợp chất thiên nhiên từ tài nguyên sinh, thực vật ở trên cạn, dưới nước và vi sinh vật.
2. Phát hiện, nghiên cứu khai thác hợp lý các chất có hoạt tính sinh học trong các tài nguyên sinh vật ở trên cạn, dưới nước và vi sinh vật, chuyển hoá và tổng hợp chúng thành những chất có giá trị phục vụ cho công nghiệp dược, nông nghiệp và xuất khẩu.
3. Nghiên cứu các nguồn tinh dầu, cây thuốc, hương liệu; tinh chế những đơn chất quý phục vụ cho các ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và xuất khẩu.
4. Nghiên cứu tổng hợp toàn phần và bán tổng hợp chất hữu cơ, đặc biệt là các chất có hoạt tính sinh học, các hợp chất nano y sinh, các loại hương liệu nhân tạo quý có giá trị sử dụng cao trong các ngành công nghiệp và xuất khẩu.
5. Nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật và thiết bị về các lĩnh vực hoá học các hợp chất thiên nhiên, phục vụ cho các ngành công nghiệp dược, mỹ phẩm, thực phẩm, nông nghiệp và môi trường.
6. Nghiên cứu và triển khai các phương pháp xác định cấu trúc hoá học, phân tích thành phần hoá học, các phương pháp sàng lọc, đánh giá hoạt tính sinh học, đánh giá hàm lượng, chất lượng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và tổng hợp.
7. Dịch vụ khoa học, tư vấn và chuyển giao công nghệ, thiết kế và chế tạo thiết bị, giám sát, thẩm định, triển khai công nghệ, sản xuất thử theo quy định của pháp luật các sản phẩm trong lĩnh vực hoá học các hợp chất thiên nhiên và các lĩnh vực có liên quan.
8. Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao trong lĩnh vực hoá học các hợp chất thiên nhiên và các lĩnh vực khác có liên quan.
9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoá học các hợp chất thiên nhiên và các lĩnh vực khác có liên quan.
10. Quản lý về tổ chức, bộ máy; quản lý và sử dụng viên chức, người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm.
11. Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện Hàn lâm giao.

CƠ CẤU TỔ CHỨC   LỰC LƯỢNG CÁN BỘ
Các đơn vị chuyên môn

1. Phòng Hoá Sinh hữu cơ.
2. Phòng Sinh học thực nghiệm .
3. Phòng Hoá Sinh nông nghiệp và tinh dầu.
4. Phòng Hoạt chất sinh học và Phân tích hóa học.
5. Phòng Hoá dược và Tổng hợp hữu cơ.
6. Phòng khai thác tài nguyên thiên nhiên và Bảo vệ môi trường.
7. Trung tâm Ứng dụng Tin hóa học và Y - Sinh - Dược.
8. Trung tâm phát triển sản phẩm thiên nhiên và Công nghệ - Thiết bị.

Các đơn vị quản lý nghiệp vụ
- Phòng Quản lý tổng hợp
 
 
Tổng số CBVC: 81 người

- Số biên chế: 38
- Số hợp đồng: 43
- Giáo sư: 03
- Phó Giáo sư: 10
- Tiến sỹ: 38
- Thạc sỹ: 10
- Cử nhân: 231
- Khác: 02
 

CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ

- Nghiên cứu chiết tách các chất có hoạt tính sinh học từ sinh vật trên đất liền và dưới biển, xác định thành phần, cấu trúc hoá học và hoạt tính sinh học của chúng để làm cơ sở cho việc sản xuất các sản phẩm có giá trị dược dụng cao.
- Nghiên cứu tổng hợp và bán tổng hợp các chất hữu cơ, đặc biệt là các loại hương liệu nhân tạo quý và các chất có hoạt tính sinh học có giá trị sử dụng cao trong các ngành công nghiệp, y tế và xuất khẩu.
- Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực hoá học các hợp chất thiên nhiên, nhiên liêu sinh học, khai thác, chế biến tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Đào tạo tiến sỹ chuyên ngành Hoá học các hợp chất thiên nhiên mã số 9 44 01 17, chuyên ngành Kỹ thuật hóa học mã số 9 52 03 01, chuyên ngành Kỹ thuật môi trường mã số 9 52 03 20, chuyên ngành hóa vô cơ mã số 9 44 01 13 và chuyên ngành Công nghệ sinh học mã số 9 42 02 01.
- Duy trì, phát triển HTQT với các đối tác như LB Nga, Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ, Đức, Italia, Bỉ, Hungary … Thông qua các hợp tác này tăng cường đào tạo, trao đổi cán bộ phục vụ cho phát triển KHCN của đất nước và của Viện

THÀNH TỰU NỔI BẬT

- Nghiên cứu chiết xuất Artemisinin từ cây thanh hao hoa vàng Việt Nam và chuyển hóa thành các dẫn chất có hoạt tính mạnh hơn để chữa sốt rét kháng thuốc - Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2003.
- Công nghệ tách chiết, phân lập các hợp chất (40) có hoạt tính sinh học cao từ hải sâm, hải miên tạo ra sản phẩm thuốc chữa bệnh - Chứng nhận kết quả nổi bật trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ giai đoạn 2001 - 2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Cụm công trình: Khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh vật biển Việt Nam nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ cuộc sống.

 
Website:www.inpc.ac.vn