VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC
|
Người ký: GS.TS. Nguyễn Văn Hiệu
|
| ||||||||||||||||||||||||||||
|
CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ |
Năm 2021, Viện Hải dương học chủ trì thực hiện 13 đề tài cấp nhà nước (02 đề tài độc lập, 02 đề tài thuộc chương trình trọng điểm cấp quốc gia KC09; 06 đề tài nghiên cứu cơ bản tài trợ bởi Quỹ Phát triển KH&CNQG; 01 đề tài thuộc Dự án sưu tập bộ mẫu vật Quốc gia về thiên nhiên Việt Nam; 01 đề tài thuộc Sự nghiệp Kinh tế - Điều tra cơ bản, Đề án 47 và 01 đề tài thuộc Sự nghiệp Bảo vệ môi trường); 11 đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (3 đề tài hợp phần dự án KHCN trọng điểm, 01 đề tài nghiên cứu cơ bản độc lập, 02 đề tài thuộc 7 hướng ưu tiên và 01 dự án thương mại hóa sản phẩm, 04 đề tài hợp tác quốc tế cấp Viện Hàn lâm); 08 đề tài hợp tác với Bộ, ngành, địa phương; 14 đề tài, nhiệm vụ cấp cơ sở; 03 đề tài trẻ và 04 nhiệm vụ hỗ trợ nghiên cứu viên cao cấp. Hiện nay có 03 NCS đang học tập tại cơ sở đào tạo của Viện. Trong đó, Viện đã tổ chức nghiệm thu luận án cấp cơ sở cho 01 NCS, bảo vệ các chuyên đề khoa học cho 02 NCS khác. Viện cũng đã cán bộ khoa học đi đào tạo sau đại học; cụ thể, 02 NCS ở nước ngoài, 4 thạc sĩ trong nước); 25 viên chức tham gia Bồi dưỡng quản lý cấp Vụ, Phòng. - Một số số liệu thống kê điển hình về đơn vị năm 2021 (tính từ 01/12/2020-30/11/2021): + Số đề tài KHCN, kinh phí được giao: 11, kinh phí 11.550.000.000 đ |
NHỮNG THÀNH TỰU NỔI BẬT TRONG GIAI ĐOẠN 5 NĂM 2016-2020 |
Phát hiện mới đối với thế giới về phân loại học vi tảo độc hại Gần đây, nhóm nghiên cứu của Phòng Sinh vật phù du, Viện Hải dương học đã công bố bài báo trong tạp chí Journal of Phycology 57(3): 1059-1083 (xếp hạng Q1 trong danh mục bài báo SCI của Quỹ Phát triển KH và CN Quốc gia) về kết quả nghiên cứu có giá trị phát hiện quan trọng trong phân loại vi tảo đối với thế giới. Thông tin về chi tảo Hai roi Ostreopsis của Việt Nam và sự xác định lại loài O. siamensis trong bài báo này đã xác định một cách rõ ràng vị trí phân loại loài Ostreopsis siamensis mà các nhà tảo học đã ít nhiều nhầm lẫn trong suốt 100 năm qua. Kết quả nghiên cứu về loài O. siamensis với các vật mẫu thu tại Việt Nam cũng được ghi nhận trên trang web về vi tảo của thế giới Algaebase, www.algaebase.org/search/species/detail/?species_id=54506 Loài tảo hai roi Ostreopsis siamensis được nhà khoa học Đan Mạch Johannes Schmidt phát hiện đầu tiên tại vùng phía nam Koh Chang, Vịnh Thái Lan vào năm 1901 và 80 năm sau, Fukuyo (1981) mô tả chi tiết loài này được tìm thấy ở quần đảo Ryukyu (Nhật Bản). Nhiều năm sau này, các nhà khoa học trên thế giới đã xác định có khoảng 11 loài thuộc chi Ostreopsis. Các loài hầu như có cùng một kiểu hình và hoàn toàn giống nhau về số lượng các tấm vỏ, do vậy việc định loại buộc phải dựa trên cả các đặc trưng về hình thái học và di truyền. Các mô tả thường dựa trên một kiểu hình thu được từ tự nhiên hoặc là trong nuôi cấy với sự biến đổi dị thường của tế bào đã không trùng khớp với mô tả của Schmidt (1901). Các nghi vấn được đặt ra là “Liệu loài O. siamensis có thay đổi hình thái sau hơn 100 năm với những biến đổi của môi trường và của sự nóng dần lên của trái đất; loài này có thật hay nó không còn tồn tại trong môi trường biển?”. Các nhà khoa học không tìm thấy các mẫu vật chuẩn lưu trữ trong các bảo tàng đương thời và chính đều này đã tạo nên nhiều tranh cãi trong phân loại học. Hình A-H. Ostreopsis siamensis trong vùng biển Việt Nam, được công nhận là mẫu chuẩn phụ (epitype), Nguyen-Ngoc L. et al. 2021) được lưu giữ trong Bảo tàng hải dương học; Bảo tàng Thực vật (Viện Sinh học Nhiệt đới, Tp. Hồ Chí Minh) và Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên Đan Mạch. Dựa vào bằng chứng về hình thái học và di truyền học của các mẫu vật thu thập từ Côn Đảo, ven bờ Mỹ Hòa (Phan Rang, Ninh Thuận), vịnh Nha Trang, Gềnh Ráng (Quy Nhơn); bài báo đã chứng minh sự tương đồng của mẫu vật tại Việt Nam hoàn toàn tương đồng với mô tả gốc của Schmidt (1901) và có cùng kiểu gen. Theo nguyên tắc phân loại học, để chính xác và có độ tin cậy cao, các vật mẫu phải được tìm thấy trong khu vực mà loài được phát hiện đầu tiên. Bài báo này đã xác định mẫu vật từ vùng biển Phú Quốc có chung những đặc trưng hình thái và di truyền với mẫu vật từ Côn Đảo, Mỹ Hòa, Nha Trang, và Quy Nhơn. Mặc dù có một ít sai khác về hình dạng tế bào trong điều kiện tự nhiên và một số biến đổi hình thái trong điều kiện nuôi cấy, nhưng kết quả phân tích cây phả hệ phát sinh cho thấy tất cả vật mẫu của Việt Nam trong nghiên cứu này đều là O. siamensis. Kết quả nghiên cứu này đã giải quyết được tranh cãi của các nhà phân loại học thế giới trong suốt hơn một thế kỷ qua. Cùng với các công trình công bố về vi tảo độc hại, dự báo thủy triều đỏ và sinh học-hải dương học, biến đổi khí hậu, công bố khoa học này đã góp phần khẳng định năng lực nghiên cứu sinh học-sinh thái vi tảo của Việt Nam nói chung và Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm KHCNVN nói riêng đối với thế giới. /. |
Viện Hải dương học đón ngài Đại sứ Pháp tại Viêt Nam Nicolas Warnery đến thăm và làm việc |
Website:http://www.vnio.org.vn/ |