Viện Hóa sinh biển thông báo về thông tin luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Trần Thị Hồng Hạnh

25/06/2015
Nghiên cứu sinh: Trần Thị Hồng Hạnh Tên luận án: “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học loài sao biển Asterina batheri Goto, 1914 và Astropecten polyacanthus Müller & Troschel, 1842”

Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ    Mã số: 62.44.01.14
Khóa đào tạo: 2012 - 2015
Hướng dẫn khoa học:    1. GS. VS. Châu Văn Minh
                                       2. TS. Nguyễn Hoài Nam

Cơ sở đào tạo: Viện Hóa sinh biển -Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Những đóng góp mới của luận án:

  1. Lần đầu tiên phân lập được 8 hợp chất mới từ hai loài sao biển nghiên cứu. Các hợp chất đó là: Astebatherioside A (AB1), Astebatherioside B (AB2), Astebatherioside C (AB3), Astebatherioside D (AB4), Astropectenol A (ASP1), Astropectenol B (ASP2), Astropectenol C (ASP3), Astropectenol D (ASP4).
  2. Lần đầu tiên kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào in vitro của dịch chiết diclometan và 07 hợp chất phân lập từ loài A. polyacanthus đã phát hiện dịch chiết diclometan và 5 trong số 7 hợp chất thể hiện hoạt tính ức chế trên 3 dòng tế bào ung thư với  giá trị  IC50 từ 2,7 ÷ 82,95 μM. Trong đó hợp chất ASP7 và dịch chiết phân đoạn diclometan ASP-C thể hiện hoạt tính ức chế mạnh trên dòng tế bào ung thư máu HL-60.
  3. Lần đầu tiên cơ chế gây chết tế bào ung thư HL-60 ở cấp độ protein của hợp chất ASP7 và dịch chiết phân đoạn diclometan đã được nghiên cứu. Kết quả đã chỉ ra rằng hợp chất ASP7 và dịch chiết phân đoạn diclometan kích thích quá trình tế bào chết theo chương trình (appotosis).
  4. Lần đầu tiên đánh giá hoạt tính kháng viêm thông qua việc ức chế sự sản sinh các yếu tố tiền gây viêm IL-12, IL-6 và TNF-α trên tế bào tua (đuôi gai) BMDC của 12 hợp chất phân lập từ 2 loài sao biển. Kết quả cho thấy các hợp chất phân lập từ loài A. polyacanthus thể hiện hoạt tính ức chế cả ba yếu tố tiền gây viêm trong đó 3 hợp chất ASP1, ASP5 và ASP7 thể hiện hoạt tính mạnh nhất với giá trị  IC50 từ 1,82 ÷ 7.00 μM.

Từ các kết quả trên có thể kết luận rằng: các hợp chất steroid từ loài sao biển A. polyacanthus phân bố ở Việt Nam đã thể hiện hoạt tính kháng viêm và hoạt tính chống ung thư khá mạnh trên một số dòng tế bào thử nghiệm. Đây là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về mặt dược học để có thể sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên này một cách hợp lý và có hiệu quả trong việc phòng và điều trị các bệnh về ung thư và viêm nhiễm.

Xem thông tin chi tiết tại đây:

Viện Hóa sinh biển



Tags:
Tin liên quan