Thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia: Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng lưu giữ và khai thác hiệu quả tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển bền vững khu vực Tây Nguyên

15/07/2020
a) Thông tin chung về nhiệm vụ: - Tên đề tài: Nghiên cứu giải pháp nâng cao khả năng lưu giữ và khai thác hiệu quả tài nguyên nước mặt phục vụ phát triển bền vững khu vực Tây Nguyên

- Mã số: KHCN-TN/16-20
- Kinh phí: 11.648,00 triệu đồng
- Thời gian thực hiện: từ tháng 12/2016 đến tháng 6/2020
- Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
- Chủ nhiệm và các thành viên tham gia thực hiện chính:

b) Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chức đánh giá, nghiệm thu:
- Địa điểm: Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
- Thời gian: Từ ngày 30/7/2020 – 05/8/2020
c) Nội dung báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

  • Về những đóng góp mới của nhiệm vụ:

- Mới về phương pháp nghiên cứu: Đề tài đã tích hợp các phương pháp nghiên cứu từ mô hình toán, mô hình đồng dạng và tổng hợp phân tích để đưa ra kết quả sát với thực tế nhất.
- Mới và sáng tạo về giải pháp khoa học công nghệ :
+ Đề tài đã đề xuất giải pháp tích hợp và đồng bộ các giải pháp lưu trữ và khai thác nước trong đới bở rời, giải pháp lưu trữ trong các công trình nhỏ và siêu nhỏ và tưới tiết kiệm với nhau để tạo ra 01 sơ đồ từ lưu trữ đến khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước mặt khu vực Tây Nguyên.
+ Đề tài đề xuất giải pháp: Nâng cao dung tích các hồ, cải tạo đập dâng thành hồ, xây dựng các ao, hồ vệ tinh quanh các hồ chứa lớn ; xây ao, hồ xương cá trên các kênh tưới chính; công nghệ khai thác nước từ các hồ chứa thủy lợi lớn, thủy điện phục vụ cho công tác chống hạn thiên tai; công nghệ chuyển nước giữa các hồ chứa; sử dụng bơm cột áp cao để khai nước dọc sông cấp nước sinh hoat và tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao; đề xuất xây dựng kênh cấp nước cho các hồ chứa lớn; các định hướng giải pháp quy hoạch thủy lợi cho vùng Tây Nguyên…
- Sáng tạo về sử vật liệu: Việc đưa vào sử dụng bê tông vỏ mỏng để làm giảm giá thành và giảm thời gian thi công, giảm áp lực lên đáy công trình làm tăng tuổi thọ các công trình ao chứa, hồ chứa siêu nhỏ……
- Xây dựng được 01 phần mềm thiết lập ngân hàng dữ liệu về các công trình lưu trữ nước phục vụ quy hoạch khai thác tài nguyên nước mặt: nghiên cứu cơ sở dữ liệu, đã xây dựng được phần mềm quản lý và sử dụng tài nguyên nước (mùa khô) dựa trên công nghệ WebGIS
- Ban chủ nhiệm đề tài đã tổ chức 03 buổi hội thảo tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Đà Lạt và tỉnh Gia Lai; phối với với Văn phòng Chương trình Tây Nguyên thực hiện thêm 3 cuộc hội thảo (02 ở TP Đà Lạt và 01 ở Tây Nguyên) để công bố các kết quả và sản phẩm nghiên cứu của đề tài.

Về hiệu quả của nhiệm vụ:
+ Hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trường

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế theo thế mạnh của Vùng trên cơ sở hoạch định tiềm năng nguồn nước và giải pháp phát triển và bảo vệ bền vững nguồn nước, góp phần giảm thiểu những thiệt hại về kinh tế xã hội, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường, sinh thái khu vực, góp phần trong việc giải quyết tranh chấp khai thác, sử dụng tài nguyên nước giữa các ngành, các vùng.
- Góp phần cho các quy hoạch, kế hoạch sử dụng nước hiệu quả và ổn định xã hội Tây Nguyên
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học để giúp các các nhà quy hoạch có cơ sở khoa học đề xuất giải pháp công trình hợp lý, giúp cơ quan quản lý xây dựng, quản lý các giải pháp lưu giữ và khai thác hiệu quả tài nguyên nước mặt; thông qua đó đóng góp quan trọng trong việc đề ra các giải pháp khắc phục sự suy giảm nguồn nước, hiệu quả sử dụng nước, khai thác bền vững tài nguyên nước trên địa bàn Tây Nguyên
- Góp phần cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên

Tự đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ
Về kết quả thực hiện nhiệm vụ: Đạt
Giải thích lý do:
- Đề tài thực hiện đúng tiến độ đề ra
- Các sản phẩm Dạng I và Dạng II của đề tài đảm bảo đầy đủ về số lượng, khối lượng, chất lượng (các chỉ tiêu KT-KT) đạt được so với đăng ký trong hợp đồng. Đặc biệt đề tài có sản phẩm Dạng III (bài báo khoa học) vượt số lượng so với đăng ký (6 /3 bài báo trong nước) và 1/1 bài báo quốc tế.
- Đào tạo được 2 nghiên cứu sinh (1 đã được cấp bằng, 1 bảo vệ thành công cấp cơ sở), hỗ trợ đào tạo cho 1 NCS, 01 ThS đang chờ hội đồng bảo vệ thạc sỹ.
- Đề tài đã được chấp nhận đơn đăng ký giải pháp hữu ích về " Phương pháp điều tiết nước phục vụ chống thiên tai, hạn hán" tại quyết định số 92311/QĐ-SHTT ngày 21 tháng 10 năm 2019 của Cục sở hữu trí tuệ - Bộ KHCN.
- Đã xây dựng thành công 01 mô hình thử nghiệm trình diễn công nghệ lưu trữ và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt tại Thị trấn Đắc Hà- huyện Đắc Hà- tỉnh Kon Tum): công nghệ đập ngầm và hệ thống thu trữ nước đưa nước suối 60m mặt trong đới trầm tích bở dời vào bể thu có dung tích 30m3 + Bơm cột nước cao bể trữ nước công nghệ bê tông thành mỏng 600 m3 + hệ thống tưới tiết kiệm tưới cho 3 ha nhỏ giọt và 12 ha phun mưa cầm tay.
- Đã xây dựng được 01 bộ phần mềm thiết lập ngân hàng dữ liệu.

Nguồn tin: Văn phòng Chương trình Tây Nguyên
Xử lý tin: Phương Hà


Tags:
Tin liên quan