Thông báo về việc đề xuất đăng ký thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ về ứng dụng và triển khai công nghệ cấp Viện Hàn lâm thực hiện từ năm 2021
1. Hướng đề tài KHCN hợp tác với bộ, ngành, địa phương (UDNGĐP)
- Đề tài UDNGĐP cần phải huy động nguồn lực khoa học công nghệ (nhân lực KHCN và tài chính) của các bộ, ngành địa phương, phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của bộ, ngành, địa phương.
- Hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài KHCN hợp tác với bộ, ngành, địa phương cấp Viện Hàn lâm gồm: phiếu đề xuất mẫu số 1.1 hoặc phiếu đề xuất số 1.2 và văn bản đề nghị hợp tác thực hiện đề tài của các cấp có thẩm quyền ở bộ, ngành (từ cấp Cục, Viện…), địa phương (từ cấp Sở) (mẫu tham khảo số 1.3).
- Kinh phí đề xuất không quá 1.000 triệu đồng (phần kinh phí Viện Hàn lâm cấp) và thực hiện trong 02 năm.
- Qui định chi tiết tại Văn bản số 1799/QĐ-VHL ngày 23/10/2019 của Viện Hàn lâm về việc “ban hành quy định quản lý đề tài hợp tác với bộ, ngành, địa phương cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam”.
2. Hướng dự án sản xuất thử nghiệm (UDSXTN)
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm để thử nghiệm các giải pháp, phương pháp và mô hình quản lý kinh tế - xã hội hoặc sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất.
- Hồ sơ đăng ký thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm cấp Viện Hàn lâm theo phiếu số 2.1 và có văn bản cam kết đối ứng nguồn kinh phí thực hiện các nội dung của dự án theo mẫu 2.2.
- Kinh phí đề xuất không quá 1.200 triệu đồng (phần kinh phí Viện Hàn lâm cấp) và thực hiện trong 02 năm.
- Qui định chi tiết tại Văn bản số 2408/QĐ-VHL ngày 26/12/2018 của Chủ tịch Viện Hàn lâm về việc “ban hành quy định quản lý các dự án sản xuất thử nghiệm cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam”.
3. Hướng nhiệm vụ Phát triển công nghệ (UDPTCN)
- Mục tiêu sản phẩm của nhiệm vụ Phát triển công nghệ phải là văn bằng sở hữu trí tuệ, giống cây trồng vật nuôi... (đến thời điểm nghiệm thu phải được cấp bằng).
- Phiếu đăng ký nhiệm vụ Phát triển công nghệ theo phiếu số 3.1.
- Kinh phí đề xuất không quá 700 triệu đồng đối với đề xuất hạng A có bằng Sáng chế và không quá 600 triệu đồng đối với đề xuất hạng B có bằng Giải pháp hữu ích và thời gian thực hiện 03 năm.
- Qui định chi tiết tại Văn bản số 1970/QĐ-VHL ngày 08/11/2018 của Chủ tịch Viện Hàn lâm về việc “Ban hành quy định quản lý các nhiệm vụ Phát triển công nghệ cấp Viện Hàn lâm”.
4. Hướng dự án sản phẩm thương mại hóa (UDSPTM)
- Sản phẩm của dự án dựa trên bằng sáng chế/giải pháp hữu ích hoặc giống cây trồng, vật nuôi (hoặc đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích...được quyết định chấp nhận đơn hợp lệ) của người đăng ký thực hiện dự án hoặc của đơn vị chủ trì.
- Tiềm năng thị trường của các sản phẩm, qui trình hoặc dịch vụ có thể nhận dạng được rõ ràng.
- Sản phẩm của dự án là sản phẩm có tính thương mại được bán cho ít nhất 2 khách hàng với giá trị tối thiểu bằng 30% kinh phí hỗ trợ của Viện Hàn lâm.
- Hồ sơ đăng ký dự án Phát triển Sản phẩm thương mại theo phiếu số 4.1 và phiếu số 4.2.
- Kinh phí đề xuất không quá 1.000 triệu đồng (phần kinh phí Viện Hàn lâm cấp) và thực hiện trong 02 năm.
- Qui định chi tiết tại Văn bản số 2366/QĐ-VHL ngày 21/12/2018 của Chủ tịch Viện Hàn lâm về việc “Ban hành quy định quản lý các Dự án Phát triển sản phẩm thương mại cấp Viện Hàn lâm”.
5. Thời gian tiếp nhận đề xuất, đăng ký
Hồ sơ đề xuất nhiệm vụ KHCN về ứng dụng và phát triển công nghệ cấp Viện Hàn lâm gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Viện Hàn lâm KHCNVN qua Ban Ứng dụng và Triển Khai Công nghệ trước ngày 24/4/2020 theo dấu bưu điện.
6. Địa chỉ tiếp nhận phiếu đề xuất, đăng ký hoặc hồ sơ
Ban Ứng dụng và Triển Khai Công nghệ. Email: buihien@vast.vn
Địa chỉ: Tầng 7 Tòa Trung tâm, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 04.37912612; Di động: 0987.55.99.35 hoặc 0984.104.914;
Chú ý: Các đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học đặc biệt quan trọng có thể đề xuất vượt mức tối đa nhưng phải giải trình rõ về tính cấp thiết.