Sử dụng dữ liệu SAR giám sát lũ lụt ở miền Bắc Việt Nam
Việc sử dụng ảnh SAR cho thấy nếu được sử dụng tốt và tận dụng sự giúp đỡ từ các vệ tinh trên thế giới, giám sát lũ lụt do các trận bão có thể được thực hiện với tần suất tương đối dày, giúp theo dõi diễn biến lụt, từ đó có các biện pháp ứng cứu kịp thời và hiệu quả.
Hình 1: Diễn biến lũ lụt do bão tại các tỉnh phía Bắc vào các ngày 10,12, 15/9/2024
Dự kiến với việc phóng vệ tinh radar LOTUSat-1 với độ phân giải cao (1m), nguồn dữ liệu sẽ được tăng lên và chủ động, góp phần nâng cao khả năng cung cấp thông tin, nâng cao hiệu quả khắc phục thiên tai. Nhằm xác định khả năng của LOTUSat-1, được sự giúp đỡ từ phía Nhật Bản (công ty NEC cooperation), ảnh ASNARO-2 (là vệ tinh có cấu hình tương tự như LOTUSat-1) chụp ngày 12/9/2024 đã được cung cấp và sử dụng.
Chi tiết các khu vực bị ngập lụt nhìn từ ảnh vệ tinh ASNARO-2 và Sentinel-1 được so sánh thông qua các hình ảnh bên dưới (Hình 2). Có thể dễ dàng thấy rằng ảnh ASNARO-2 với độ phân giải 2m (ở chế độ chụp stripmap) cho thấy được sự chi tiết hơn so với ảnh Sentinel-1. Với việc làm chủ công nghệ phân tích ảnh LOTUSat-1, khi dữ liệu vệ tinh sẵn sàng, một nguồn thông tin mới chi tiết, tin cậy sẽ được bổ sung nhằm nâng cao tần suất và mức độ chi tiết giám sát lũ lụt. Do sử dụng ảnh vệ tinh radar, các thông tin này sẽ được thu thập mà không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Vì vậy, đây được xem là một nguồn thông tin quý giá giúp khắc phục hiệu quả các hậu quả thiên tai, đặc biệt là lũ lụt do bão.
Hình 2: So sánh kết quả giám sát nước lũ sử dụng ảnh ASNARO-2 (màu đỏ) và sử dụng ảnh Sentinel-1 (màu tím)
Nguồn tin: TS. Vũ Anh Tuân - Trung tâm Vũ trụ Việt Nam
Xử lý tin: Minh Tâm
Các bài liên quan khác trên Cổng TTĐT VAST:
Sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh radar đánh giá nhanh vùng lũ lụt lân cận Hà Nội
Sử dụng dữ liệu SAR đánh giá nhanh thiệt hại do bão Yagi tại các khu vực nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh và Hải Phòng