Robot trợ giúp khám bệnh từ xa

11/11/2009
Một trung tâm chấn thương ở Florida thử nghiệm công dụng của một rôbốt lưu động để truyền tín hiệu y khoa. Tín hiệu y khoa từ xa được ưa chuộng cách đây mấy năm - là một cách hiệu quả kết nối bệnh nhân và chuyên gia thông qua hội thảo trực tuyến. Tuy nhiên điều này đòi hỏi bệnh nhân phải ở trong một phòng được trang bị máy tính, máy quay, micrô và màn hình, để các chuyên gia có thể đánh giá từ xa tình trạng của họ. Rôbốt có phải là giải pháp, vừa chăm sóc bệnh nhân vừa giúp các chuyên gia khám bệnh từ xa?

Trung tâm Nghiên cứu Chấn thương William Lehman (WLIRC) tại Miami đã trải qua một năm thử nghiệm một loại tín hiệu y khoa sử dụng rôbốt để hội thảo trực tuyến cơ động, cho phép một chuyên gia làm việc từ một nơi cách xa để chăm sóc cho bệnh nhân từ lúc họ đăng ký cho tới khi bình phục.

Một kịch bản điển hình sẽ diễn ra như thế này : Bệnh nhân được mang đến Trung tâm chấn thương Ryder tại trường đại học Miami (Nơi các bác sĩ của WLIRC làm việc) bằng xe cứu thương hoặc máy bay trực thăng. Trong khi bệnh nhân đang làm thủ tục nhập viện, trung tâm chấn thương kiểm tra xem có chuyên gia nào trên web có thể chữa được chấn thương cụ thể đó của bệnh nhân hay không. Nếu không có bác sĩ nào trên web và cũng không có chuyên gia nào có thể tới Ryder đúng lúc, nhân viên tại trung tâm sẽ đẩy máy RP-7 ra, chiếc máy này được sản xuất bởi tập đoàn InTouch Technologies - một tập đoàn Công nghệ Rôbốt Y tế. Ngay khi chuyên gia vào vị trí, họ sử dụng một máy tính xách tay hoặc một máy tính cá nhân để kết nối từ xa tới rôbốt. Sau khi tạo được kết nối, chuyên gia có thể điều khiển cử động của rôbốt, thậm chí là việc tiếp đón bệnh nhân. Từ đó, chuyên gia có thể tự điều khiển rôbốt tới phòng mổ, chăm sóc bệnh nhân, vì vậy họ có thể theo dõi bệnh nhân cũng như hướng dẫn y tá và  bác sĩ nội trú. Các bác sĩ  của WLIRC và của Trung tâm Đào tạo Chấn thương Quân đội Mỹ (Làm việc tại Trung tâm chấn thương Ryder) đã thử nghiệm RP-7 để xem kịch bản trên có trở thành hiện thực được hay không. Nhân viên y tế bằng kim loại cao 6,7 inch (1,7m), nặng 200 pound (90,7kg) lướt đi trên ba quả bóng hình cầu (chứ không phải là bánh xe) với vận tốc tối đa 4 dặm (6,4km) mỗi giờ. Ryder chỉ là trung tâm chấn thương “cấp 1” tại Miami – thuộc thành phố Dade, nơi rất khó để tìm thấy đủ chuyên gia cho tất cả các trường hợp, đặc biệt là trong vòng 60 phút sau chấn thương. Bệnh viện Jackson Memorial tiếp nhận hơn 8.000 bệnh nhân cấp cứu mỗi năm, gần một nửa trong số họ được cấp cứu tại Ryder. Khoảng 30%  là vết thương do súng, dao đâm hoặc ngã; còn lại là do chấn thương trực tiếp, tai nạn xe cộ và vô vàn lí do khác. Ông Jeffrey Augenstein,  giám đốc WLIRC đồng thời là điều tra viên chính của dự án RP-7 nói rằng : “ Đất nước này hiện đang thiếu chuyên gia chấn thương, cần có một kế hoạch khác để bổ sung sự thiếu hụt này, nơi mà các quyết định liên quan tới sự sống hay cái chết”. WLIRC đã thử nghiệm RP-7 với nguồn vốn vay từ InTouch, nhưng gần đây các bác sĩ đã đưa ra máy RP-7 của chính họ với sự giúp đỡ từ Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ cao và Tín hiệu y khoa ( một đơn vị nghiên cứu của Quân dội Mỹ), Tập đoàn Qualcomm, và Hội liên hiệp Tín hiệu y khoa Mỹ. Mặc dù WLIRC không công bố công trình của họ có giá bao nhiêu, nhưng InTouch dự tính rằng một cỗ máy RP-7 có giá khoảng 250.000USD.

RP-7 là một “tòa tháp” công nghệ phức tạp được thiết kế để thay thế bác sĩ khi họ không có mặt. Mô hình hệ thống “gần như thật” của InTouch tích hợp máy quay kỹ thuật số, micrô và các linh kiện khác để tạo ra sự liên lạc hai chiều. Hệ thống  Holonomic Drive của rôbốt là cơ cấu cho phép RP-7 lăn từ chỗ này tới chỗ kia, trong khi hệ thống Cảm ứng đường ray 360- là một mạng lưới gồm các cảm ứng hồng ngoại và một cái hãm xung quanh chân con rôbốt – được thiết kế để xác định vùng mà rôbốt được đi lại để không va vào tường hay bị vấp chân. Máy RP-7 trước đây của WLIRC đã được kiểm tra bằng cách các bác sĩ kết nối không dây với nó ngay trong Trung tâm Chấn thương Ryder, nhưng bây giờ họ đang kiểm tra khả năng kết nối với RP-7 từ nhà, văn phòng của họ hoặc bất cứ nơi đâu mà họ có tín hiệu không dây. Hiện nay có thể kết nối với RP-7 thông qua máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay, tuy nhiên một trong những mục tiêu của InTouch trong 2 năm tới là tạo ra một mẫu rôbốt mà có thể điều khiển được qua điện thoại di động.

Trong lúc đó, các bác sĩ đang cố gắng tính toán ra cách tốt nhất để làm việc với đồng nghiệp rôbốt của họ. Việc kết nối không dây bằng sóng ở tần số radio bị cấm tại bênh viện vì họ sợ rằng điện thoại di động và các máy tính xách tay được kết nối Internet có thể gây nhiễu các thiết bị y tế nhạy cảm. Theo ông Dan Spacht – giám đốc khu vực bán hàng của InTouch Health, mặc dù một số thiết bị không dây gây nhiễu với một số thiết bị y tế, nhưng chúng cũng chẳng nguy hiểm hơn các thiết bị liên lạc radio hai chiều và các thiết bị  không dây khác đã được sử dụng ở khắp nơi trong bệnh viện.

Một vấn đề khác liên quan là phải đảm bảo rằng con rôbốt này sẽ không dẫm lên chân mọi người trong suốt quá trình khám – theo đúng nghĩa đen . Thỉnh thoảng điều này có thể xảy ra, tuy nhiên ông Augenstein cũng nói rằng : “ Nếu ai đó cần làm việc gì đó trong khu vực rôbốt đứng thì rôbốt sẽ tránh đường bằng cách được điều khiển từ xa hoặc được một người trong chính gian phòng đó đẩy đi nơi khác.” Biên dịch: Lệ Hằng



Tags:
Tin liên quan