Phát hiện mới về việc não bộ có thể lưu trữ ít nhất 3 bản sao của mỗi ký ức
Nghiên cứu mới cho thấy bộ não tạo ra ít nhất ba bản sao của bất kỳ ký ức nào. Hình ảnh trên mô tả trên mặt cắt ngang của vùng não hồi hải mã ở chuột (Hồi hải mã là một phần của não nằm ở thùy thái dương, là vùng não liên quan chủ yếu đến trí nhớ) dưới kính hiển vi.
Ký ức phát triển trong suốt cuộc đời của chúng ta. Nó thay đổi khi chúng ta học hỏi và trải nghiệm những điều mới cũng như khi chúng ta nhớ lại một ký ức nhiều lần. Và sau đó, ký ức sẽ suy giảm khi chúng ta già đi.
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng tính linh hoạt này là kết quả của những thay đổi trong tế bào não những tế bào não mà được mã hóa ký ức ngay từ đầu và họ tin rằng những tế bào này chỉ lưu trữ một bản sao của mỗi ký ức trong não. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy điều đó có thể không đúng.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, ở loài gặm nhấm, não lưu trữ ít nhất ba bản sao của một ký ức nhất định nào đó, và mã hóa nó ở nhiều nơi trong cơ quan.
Những bản sao này được mã hóa bởi các nhóm tế bào thần kinh khác nhau ở vùng hồi hải mã (hippocampus - Hồi hải mã là một phần của não nằm ở thùy thái dương), vùng não quan trọng liên quan đến trí nhớ. Các bản sao khác nhau về thời điểm chúng được tạo, thời gian tồn tại và mức độ sửa đổi của chúng theo thời gian.
Trong nghiên cứu mới, được công bố tháng 8 vừa qua trên tạp chí Science, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, khi chuột mã hóa những ký ức mới, trước tiên chúng tạo ra cái gọi là tế bào thần kinh sinh ra sớm. Những tế bào thần kinh này chịu trách nhiệm lưu trữ một bản sao dài hạn của ký ức mà ban đầu là ký ức yếu nhưng dần trở nên mạnh hơn theo thời gian.
Tiếp theo là các tế bào thần kinh trung gian có tính ổn định hơn ngay từ đầu, tiếp theo là các tế bào thần kinh sinh ra muộn là những tế bào mà ngay từ đầu mã hóa các bản sao ký ức rất mạnh. Tuy nhiên, sức mạnh đó mất dần theo thời gian.
Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra điều này bằng cách kiểm tra hoạt động của các nhóm tế bào thần kinh khác nhau ở vùng não hồi hải mã sau khi những chú chuột hoàn thành các nhiệm vụ ghi nhớ khác nhau. Những nhiệm vụ này liên quan đến việc học cách tránh những tình huống có hại, chẳng hạn như bị điện giật ở chân, trước khi phải đối mặt với nhiệm vụ tương tự sau này.
“Cách ba nhóm tế bào thần kinh này hoạt động trong các khoảng thời gian khác nhau có thể giúp giải thích cách não điều chỉnh ký ức theo thời gian như thế nào. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ chính xác các tế bào thần kinh này tương tác với nhau như thế nào để tạo điều kiện thuận lợi cho việc này”, đồng tác giả nghiên cứu Flavio Donato tại Đại học Basel ở Thụy Sĩ cho biết.
Đáng chú ý, ký ức được lưu trữ bởi các tế bào thần kinh sinh ra muộn có tính dẻo dai hơn, linh hoạt hơn so với ký ức của các tế bào thần kinh sinh ra sớm. Điều này cho thấy rằng khi bắt đầu hình thành trí nhớ - khi các tế bào thần kinh sinh ra sớm thống trị - thông tin được lưu trữ vẫn khá ổn định theo thời gian, trong khi những ký ức được lưu trữ sau này dễ bị biến đổi bởi thông tin mới.
Donato cho biết, nếu hiện tượng tương tự xảy ra ở người, phát hiện mới này có thể dẫn đến sự phát triển các liệu pháp mới cho các chứng rối loạn cụ thể. Ví dụ, trong chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (post-traumatic stress disorder - PTSD), con người trải qua những ký ức xâm nhập, nghĩa là những ký ức đau buồn, không mong muốn về một sự kiện đau buồn. Từ đó một loại thuốc có thể được tạo ra để ưu tiên kích hoạt các tế bào thần kinh sinh ra muộn, vốn dẻo dai hơn và do đó dễ tiếp thu liệu pháp tâm lý hơn.
Trong trường hợp những người bị mất trí nhớ do chứng mất trí, trong khi đó một loại thuốc khác có thể kích thích hoạt động của các tế bào thần kinh sinh ra sớm, có dữ liệu được lưu trữ cứng nhắc hơn. Nói rộng hơn, các phương pháp điều trị như vậy sẽ thao túng các thuộc tính của ký ức bằng cách lựa chọn loại tế bào thần kinh nào được sử dụng để mã hóa nó trong não, Donato giải thích.
Nguồn tin: https://www.livescience.com
Xử lý tin: Minh Tâm