Phát hiện loài mới Dichocarpum hagiangense L.K. Phan & V.T. Pham vào Danh lục các loài trong họ Ranunculaceae ở Việt Nam
Loài mới có đặc điểm hình thái gần giống với loài D. trifoliolatum, D. basilare và D. carinatum. Mặc dù vậy chúng khác khác biệt với loài D. trifoliolatum ở cánh hoa hơi tròn, đỉnh cánh hoa lõm, và có lá đài dài hơn; khác biệt với loài D. basilare và D. carinatum ở chỗ có lá trên thân, đầu lá lõm, và số lượng (2) 3 lá chét (hoặc đôi khi lá đơn). Qua quá trình phân tích dữ liệu phân tử, loài mới đã được phân biệt rõ ràng với các loài khác trong chi Dichocarpum bằng tám vị trí biến đổi trong trình tự gen nhân (nrITS). Mã vạch chung cho tất cả các loài Dichocarpum được xác định. Chúng tôi đề nghị tình trạng bảo tồn theo IUCN đối với loài mới D. hagiangense là ''Cực kỳ Nguy cấp - CR'' do chúng có số lượng cá thể tự nhiên ít, quần thể phân bố hẹp, và sinh cảnh bị suy thoái nghiêm trọng.
Thêm vào đó, Danh lục cập nhật các loài trong họ Ranunculaceae ở Việt Nam đã thống kê được 45 loài và hai thứ thuộc 11 chi. Đây là danh lục đầy đủ nhất theo hệ thống APG 4 mới nhất trong vòng 17 năm qua tại Việt Nam.
Hình ảnh loài . Dichocarpum hagiangense. Thu tại tỉnh Hà Giang (Việt Nam)
(A) Toàn cây mẫu. (B) Thân rễ có vẩy. (C) Mặt trên và mặt dưới lá kép 3 lá chét. (D) Mặt trên lá kép 2 lá chét. (E) Mặt trên lá đơn. (F, G) Lá trên thân. (B) Lá bắc. (I) Cụm hoa. (J) Hoa nhìn trực diện. (K) Hoa quan sát mặt bên. (L) Hoa nhìn phía sau. (M) Mặt trên của lá đài. (N) Cánh hoa. (O) Nhị hoa. (P) Quả nang. (Q) Hạt. Thước : A D 5 cm; B, C, D, E D 2 cm; F, G, H, M, Q D 0, 5 cm; I, J, K, L, P D 1 cm; N, O D 0, 2 cm.
(A) Vách đá rừng lim nơi hoa mọc. (B) Cụm hoa. (C) Hoa
Công bố loài mới cho khoa học này vừa được đăng trên tạp chí chuyên ngành (Q2) PeerJ.
Xem toàn văn công bố tại: https://peerj.com/articles/9874/
Trích dẫn tài liệu: Minh Ty Nguyen, Ngọc Bon Trinh, Thanh Thị Viet Tran, Tran Duc Thanh, Long Ke Phan and Van The Pham (2020). Dichocarpum hagiangense – a new species and updated checklist of Ranunculaceae in Vietnam. PeerJ. DOI: 10.7717/peerj.9874