Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn, sử dụng bền vững các loài động vật có xương sống trên cạn có giá trị khoa học và kinh tế ở quần đảo Cù Lao Chàm
Năm 2010, Chính phủ ra quyết định 742/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch 16 Khu bảo tồn (KBT) biển với diện tích 270,271 ha (100,654 ha đất nổi và 169.617 ha biển). Tuy vậy, chúng ta cũng vẫn chưa có được số liệu đầy đủ về khu hệ ĐVCXS của toàn bộ các KBT biển và ven biển ở Việt Nam. Năm 2006, KBT biển Cù Lao Chàm (CLC) chính thức được thành lập và là một trong 15 KBT biển của Việt Nam. Năm 2009, UNESCO chính thức công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An.
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn nói trên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã quyết định phê duyệt đề tài: ”Nghiên cứu , đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn, sử dụng bền vững các loài động vật có xương sống trên cạn (thú, chim, bò sát, ếch nhái) có giá trị khoa học và kinh tế ở quần đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam)” do PGS.TS. Lê Đình Thủy - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật làm chủ nhiệm. Tại phiên họp nghiệm thu ngày 22/1/2018, đề tài được Hội đồng khoa học cấp VAST nghiệm thu và đánh giá xếp loại Xuất sắc.
Sau 3 năm thực hiện, đề tài đã đạt được kết quả chính sau:
Về khoa học
- Đánh giá phân tích và xây dựng đầy đủ Danh lục thành phần loài khu hệ động vật có xương sống trên cạn quần đảo Cù Lao Chàm gồm 128 loài thuộc 59 họ, 21 bộ. Trong đó: thú có 29 loài, 17 họ, 7 bộ; chim có 52 loài, 24 họ, 12 bộ; bò sát - ếch nhái có 47 loài thuộc 18 họ và 2 bộ. Đã xác định 17 loài động vật có xương sống trên cạn có giá trị khoa học và kinh tế phân bố ở 3 sinh cảnh khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá, phân tích về hiện trạng của 17 loài động vật có xương sống trên cạn có giá trị khoa học và kinh tế phân bố ở 3 sinh cảnh. Cụ thể:
- Đánh giá và phân tích một số tác nhân ảnh hưởng, tác động đến hệ sinh thái, nơi ở, nơi kiếm ăn …vv ở 3 sinh cảnh phân bố của 17 loài động vật có xương sống trên cạn có giá trị khoa học và kinh tế. Đó là: Nơi kiếm ăn bị thu hẹp do xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa hợp lý, khai thác cây làm nước uống và bán cho du khách, du lịch ngắm hoa Ngô đồng đỏ trong mùa ra hoa, khai thác cây Ngô đồng đỏ để làm võng bán cho khách du lịch,….vv
- 2 bài báo trong tuyển tập Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và TNSV lần thứ 6. Hà Nội, 21/10/2015.
- 2 bài báo trong tuyển tập Báo cáo khoa học về Nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam. Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ hai. Đà Nẵng, 20/05/2016.
- 1 bài đăng trong T/c Khoa học ĐHQGHN, Khoa học TN và CN. Tập 31, Số 4S (2015)
- 1 bài đăng trong T/c Sinh học, tập 38- số 1, tháng 3-2016.
- 1 bài báo tiếng Anh đăng trong T/c Zootaxa 4344 (3): 573-588.
- ISSN 1175-5326 (Print edition). ISSN 1175-5334 (online edition)
Đề tài đã đào tạo:
- 01 Thạc sĩ sinh học (bảo vệ tháng 12/2015, đạt loại xuất sắc).
- 01 Tiến sỹ sinh học (LA được bảo vệ 12/2/2018 tại HĐ chấm LA cấp Viện ST &TNSV đạt loại xuất sắc).
Chim Yến tổ trắng Aerodramus fusciphalus (hang Tò Vò, đảo Hòn Lao, CLC).
Ảnh: Võ Tấn Phong
Tắc kè Gekko gecko ở hang đá thuộc khu vực gần Bãi Bìm.
Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo
Phỏng vấn các ông Trần Công, Trần Thức (thôn Cấm, xã Tân Hiệp) thu thập thông tin về các loài thú ở Hòn Lao.
Ảnh: Nguyễn Thành Lương
Bãi đá sát mép nước ở mũi phía Nam đảo Hòn Lao, nơi người dân gặp loài rái cá lông mượt.
Ảnh: Lê Đình Thủy
Hang dơi Bãi Bìm thuộc khu vực rừng Bãi Hương
Ảnh : Vũ Đình Thống
Xử lý tin: Mai Lan