Nghiệm thu cấp cơ sở Mô hình trồng lan bán hoang dã ở Tây Nguyên
Tham dự buổi nghiệm thu có TS. Nguyễn Hữu Toàn Phan, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu, cùng các thành viên hội đồng: TS. NCVCC. Nguyễn Đình Kỳ, Phó Chủ nhiệm Chương trình Tây Nguyên 2016-2020; Bà Hoàng Thị Dịu, đại diện Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng; Ông Phạm Văn Dân, Trưởng Ban quản lý Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm; Ông Nguyễn Lương Minh, Phó Giám đốc vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà; đại diện Đài Phát thanh truyền hình Lâm Đồng.
Lan được xem là loại hoa vương giả nhưng bình dị, thanh tao, và khá phổ biến ở Việt Nam với hàng ngàn chủng loại. Người dân từ nông thôn đến thành thị đều yêu mến loại hoa này và mong muốn sở hữu. Chính vì vậy mà việc trồng lan không chỉ mang lại giá trị về cái đẹp mà còn nâng cao lợi ích về kinh tế.
Đây là mô hình trồng lan bán hoang dã lần đầu tiên được triển khai thực hiện ở Việt Nam nói chung và Lâm Đồng- Tây Nguyên nói riêng. Mô hình của TS. Nông Văn Duy đã bước đầu gặt hái được thành công nhờ nắm bắt kịp thời xu thế phát triển từ giống cây hoang dã, đem lại nguồn lợi kinh tế cao.
Tại buổi nghiệm thu, sau khi nghe chủ nhiệm đề tài báo cáo, các thành viên Hội đồng đã tiến hành kiểm tra thực tế 20.000 cây lan được trồng trong các mô hình bán hoang dã, chiều cao của cây từ 5-15 cm tùy theo loài. Các mô hình được triển khai tại 3 địa điểm ở Tây Nguyên:
1. Mô hình tại vườn thực vật Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên trên diện tích 500m2 dưới tán cây của vườn thực vật, với số lượng 4.000 cây của 5 loài lan.
Kiểm tra mô hình thực tế
2. Mô hình tại Khu Du lịch Hồ Tuyền Lâm trên diện tích 1000m2 dưới tán rừng tự nhiên, với số lượng 8.000 cây của 5 loài lan.
Đoàn hội đồng tham quan và nghiệm thu mô hình
Hình ảnh lan Hoàng thảo trần kim (Dendrodium trankimianum)
3. Mô hình tại vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà trên diện tích 1000m2 dưới tán rừng tự nhiên, với số lượng 8.000 cây của 5 loài lan.
Hình ảnh lan Hoàng thảo dẹt (Dendrodium nobile) tại mô hình
Hình ảnh lan Hài vàng (Paphiopedilum villosum) tại mô hình
'
Hình ảnh lan Hạc đính tại mô hình
TS. Nông Văn Duy cho biết, khó khăn của việc nghiên cứu nằm ở khâu chọn địa điểm triển khai mô hình để các yếu tố sinh thái (độ che bóng, nhiệt độ, độ ẩm, thổ nhưỡng…) phù hợp vời điều kiện tự nhiên của từng loài, do môi trường rừng hiện nay đã bị tác động. Riêng với loài Hoàng thảo lan, việc đưa loài này trồng trên cây đòi hỏi phải có kỹ thuật cao. Bên cạnh đó là công tác bảo vệ, vì đối tượng triển khai thuộc các loài quý hiếm được nhiều người chơi lan quan tâm, hiện trường triển khai trong rừng, dễ bị lấy trộm.
Qua kiểm tra thực tế tại các mô hình, Hội đồng đánh giá đề tài đã triển khai đủ số lượng cây như đề cương đăng ký. Các cây hoa lan đều sinh trưởng và phát triển tốt, đạt chất lượng ở cả 3 mô hình nghiên cứu.