Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu thuần hoá nhập nội một số loài cây thuốc và cây tinh dầu vào Việt Nam và Belarus”
Với mục tiêu nghiên cứu sự biến đổi của các cây được nhập nội ở các điều kiện sinh thái khác nhau và bổ sung các cây tinh dầu, cây thuốc mới cho bộ sưu tập của Việt Nam và Belarus, hướng nghiên cứu đã mở ra một triển vọng mới cho việc thuần hoá nhập nội các loài cây thuốc và cây tinh dầu có giá trị kinh tế từ các nước ôn đới vào Việt Nam, nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết cho phát triển cây thuốc hiện nay.
Các kết quả chính của nhiệm vụ đã được công bố trên các tạp chí SCI-E (2 bài báo), đào tạo 01 cử nhân, thuần hoá thành công 02 giống cây thuốc chứa tinh dầu (Bạc hà lá dài - Mentha longifolia, Xôn thuốc - Salvia officinalis), cây ra hoa, sinh trưởng phát triển tốt ở điều kiện di thực vào Việt Nam, có hoạt tính sinh học tương đối tốt. Hai bên đã tiến hành trao đổi các giống cây thuốc có năng suất và chất lượng tốt tại bản địa, góp phần bổ sung các giống cây tinh dầu và cây thuốc mới cho Bộ sưu tập của Việt Nam và Belarus.
Phía bạn đã cung cấp trên 10 giống cây thuốc và tinh dầu có giá trị cho Việt Nam. Qua hai năm nghiên cứu đánh giá các loài được trao đổi từ Vườn thực vật trung tâm Belarus, trong đó qua thử nghiệm có 2 giống cây thuốc thích nghi tốt ở điều kiện di thực và được tiến hành đánh giá hoạt tính sinh học: Bạc hà lá dài – Mentha longifolia và Xôn thuốc: Salvia officinalis.
![]() | ![]() |
Vườn khảo nghiệm giống cây thuần hoá tại Hà Nội. Ảnh: LĐ Ngọc Anh | Bạc hà lá dài – Mentha longifolia ra hoa vào vụ mùa tháng 6/2019 tại Hà Nội. Hàm lượng tinh dầu thu được 2,2% theo độ tươi. Ảnh: LĐ Ngọc Anh |
Kết quả phân tích thành phần hoá học của tinh dầu loài Bạc hà lá dài trồng thử nghiệm xác định được 40 cấu tử, chiếm 100%. Trong đó, thành phần các chất chiếm tỷ lệ cao gồm: Menthone (9,31%), 3-Terpinolenone (5,66%); Piperitone (11,05%), Pulegone (12,42%), Limone (6,1%), 1,8-Cineole (4,37%). Đáng chú ý, tinh dầu bạc hà lá dài khi nghiên cứu hoạt tính sinh học có nhiều triển vọng, hoạt tính tinh dầu Bạc hà lá dài ghi nhận có khả năng kháng vi sinh vật và diệt tế bào ung thư Phổi A549.
Bảng 1. Kết quả hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định của tinh dầu lá Bạc hà lá dài trồng tại Việt Nam
Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm tiên tiến – Viện Hoá sinh biển.
Kết quả thí nghiệm cho thấy, Tinh dầu bạc hà lá dài có khả năng kháng mạnh với 5 chủng vi khuẩn gồm: E. faecalis, S. aureus, B. cereus, E. coli, S. enterica và 01 chủng nấm men C. albicans.
Bảng 2. Kết quả sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào ung thư phổi người A549 của tinh dầu lá Bạc hà lá dài trồng tại Việt Nam
Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm tiên tiến - Viện Hoá sinh biển.
*Camptothecin được dùng làm chất đối chứng
Tinh dầu phần trên đất của loài Bạc hà lá dài - M. longifolia có khả năng gây độc tế bào ung thư ở cả hai nồng độ thử nghiệm 1 µg/mL và 10 µg/mL.
Với Xôn thuốc – Salvia spp., đây là chi lớn nhất trong họ Bạc hà với gần 1000 loài trên thế giới, là cây thuốc có chứa tinh dầu, Chi Salvia L. được sử dụng cho điều trị trên 60 bệnh khác nhau từ đau nhức cho đến tăng động kinh và chủ yếu được dùng điều trị cảm lạnh, viêm phế quản, xuất huyết và rối loạn kinh nguyệt. Cây xôn thuốc được nhập bằng hạt. Hạt trồng sau khi thu hoạch được phơi trong nắng nhẹ cho tới khô, sau đó được đựng trong túi tráng nhôm để bảo quản trước khi trồng. Cây ra hoa và sinh trưởng tốt ở điều kiện khí hậu khu vực Tây Nguyên, tại Hà Nội qua 2 mùa vụ thử nghiệm không ghi nhận cây ra hoa quả.
Khi tiến hành Khảo sát khả năng kháng khuẩn của dịch chiết mẫu cành lá loài Salvia officinalis trồng tại Tây Nguyên, kết quả ghi nhận dịch chiết có khả năng kháng vi khuẩn M. Luteus, S. Aureus, và nấm C. Albicans.
Bảng 3. Đường kính vòng kháng Vi sinh vật (VSV) của tinh dầu Xôn thuốc - Salvia đối với các chủng vsv kiểm định
![]() | ![]() | ![]() |
S.aureus +: Gentamicin 200 µg/ml -: DMSO | M. luteus +: Gentamicin 200 µg/ml -: DMSO | C. ablicans +: Nystatin 100 µg/ml -: DMSO |
Ảnh: Nguyễn Chi Mai, Viện Hóa sinh biển
Từ những kết quả bước đầu nghiên cứu nhập nội khả quan của 2 giống cây thuốc chứa tinh dầu cho thấy Việt Nam có điều kiện phù hợp phát triển trồng cây tinh dầu, có chất lượng cạnh tranh với thương trường quốc tế.