Hiện trạng quần thể và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829)

03/04/2019
Loài Rồng đất có tên khoa học là Physignathus concincinus Cuvier, 1829, hiện ghi nhận phân bố ở các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Myanma, Lào, Thái Lan và Campuchia. Do có kích cỡ khá lớn nên Rồng đất bị người dân địa phương săn bắt làm thực phẩm, đồng thời một số nhà hàng đặc sản cũng cung cấp món ăn từ thịt Rồng đất. Ngoài ra, do có màu sắc và hình dáng đẹp, Rồng đất cũng được nuôi làm cảnh ở các vườn thú hoặc hộ gia đình. Trên thị trường quốc tế, theo thống kê của CITES từ năm 2010-2017 có hơn 55.700 cá thể được xuất khẩu từ các nước Châu Á vào thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ.

rong khuôn khổ đề tài hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (đề tài: Nghiên cứu hiện trạng quần thể và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) tại tỉnh Thừa Thiên Huế; Mã số: VAST.NĐP.01/17-18, do TS. Nguyễn Quảng Trường làm chủ nhiệm), các nhà nghiên cứu của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) đã triển khai các nội dung nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng và cấu trúc quần thể loài Rồng đất, xác định các tác nhân đe dọa đến quần thể của loài Rồng đất trong tự nhiên và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững và xây dựng quy trình nhân nuôi loài Rồng đất quy mô hộ gia đình tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngày 21/1/2019, đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại Xuất sắc với các kết quả thu được như sau:

Về hiện trạng quần thể của loài Rồng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế: năm 2016 ghi nhận 58 cá thể, 2017 ghi nhận 339 cá thể, 2018: ghi nhận 425 cá thể ở 11 tuyến suối thuộc 3 huyện A Lưới, Nam Đông và Phong Điền; Đã đánh giá được cấu trúc quần thể theo giới tính, theo độ tuổi; Đã đánh giá được phân bố của Rồng đất theo độ cao và sinh cảnh tại tỉnh Thừa Thiên Huế.



Tags:
Tin liên quan