Di truyền phân tử một số bệnh/hội chứng hiếm gặp ở người Việt Nam
Tại Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có một cuộc điều tra hay thống kê chính thức về bệnh/hội chứng hiếm gặp. Quá trình chẩn đoán thường bao gồm đánh giá lâm sàng và các xét nghiệm đơn gen. Bệnh nhân và gia đình phải làm thử nghiệm lâm sàng lặp đi lặp lại với mục đích tìm kiếm thông tin về nguyên nhân của bệnh và các thông tin về nguy cơ di truyền trong gia đình. Tuy nhiên, có những bệnh nhân không tìm được nguyên nhân di truyền với các xét nghiệm đơn lẻ hoặc phân tích nhiễm sắc thể. Do đó, giải trình tự gen thế hệ mới bắt đầu được sử dụng trong xét nghiệm di truyền các bệnh nói chung và bệnh hiếm gặp nói riêng ở Việt Nam và đạt được những thành công nhất định.
Cuốn sách chuyên khảo “Di truyền phân tử một số bệnh/hội chứng hiếm gặp ở người Việt Nam” đem lại cho độc giả các thông tin cần thiết về các vấn đề liên quan đến một số bệnh/hội chứng hiếm gặp như các bệnh rối loạn chuyển hóa, các bệnh ảnh hưởng đa hệ thống, bệnh thận hư, bệnh loạn dưỡng cơ bẩm sinh, bệnh tăng thân nhiệt ác tính. Cuốn sách cũng trình bày quy trình sử dụng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới trong tìm kiếm/sàng lọc các đột biến gây bệnh. Quy trình này không những áp dụng cho các bệnh hiếm nói riêng mà còn có thể áp dụng cho các bệnh khác. Cuốn sách sẽ giúp ích cho các nhà nghiên cứu, các bác sĩ điều trị, các bác sĩ tư vấn di truyền và gia đình bệnh nhân có được những kiến thức trong phòng bệnh, điều trị bệnh hiệu quả mang lại cuộc sống tốt hơn cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân.
Tác giả của cuốn sách đã có nhiều năm nghiên cứu về đơn gen và đa gen liên quan đến bệnh, đặc biệt là bệnh/hội chứng hiếm gặp. Tác giả đã chủ nhiệm một nhiệm vụ cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Đề tài “Nghiên cứu biến đổi gen ở các bệnh nhân mắc một số hội chứng/bệnh hiếm gặp ở Việt Nam bằng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới”, hướng dẫn một Đề tài Postdoc cấp Học viện Khoa học và Công nghệ với Đề tài “Giải trình tự toàn bộ vùng mã hóa (exome) của bệnh nhân chưa chẩn đoán được nguyên nhân ở Việt Nam” và là thành viên chính tham gia một nhiệm vụ cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ với Đề tài “Nghiên cứu đột biến di truyền trên gen NPHS1, NPHS2, WT1 và PLCE1 ở bệnh nhân mắc bệnh thận hư bẩm sinh người Việt Nam” do TS. Nguyễn Thị Kim Liên làm chủ nhiệm. Tác giả cũng là chủ nhiệm đề tài từ cấp cơ sở đến cấp Nhà nước về hướng phân tích các yếu tố di truyền đơn gen và đa gen trên người. Ngoài ra, tác giả cũng là chủ biên của cuốn sách chuyên khảo: “Đột biến một số gen liên quan đến rối loạn sinh tổng hợp Steroid hormone” xuất bản năm 2020, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ.
Các kết quả nghiên cứu về vấn đề này đã được tác giả công bố trong 10 bài báo đăng tải trên các tạp chí quốc tế có uy tín và 5 bài báo đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành trong nước. Trong cuốn sách này, tác giả tổng hợp lại các kết quả khoa học thu được nhằm gửi đến bạn đọc những kiến thức tổng hợp và chuyên sâu về bệnh/hội chứng hiếm gặp liên quan đến di truyền. Cuốn sách sẽ giúp ích cho các nhà nghiên cứu, các bác sĩ hướng tới việc chẩn đoán trước sinh do nguyên nhân di truyền. Các bác sĩ có cái nhìn tổng thể về nguyên nhân sâu xa gây bệnh từ đó đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả mang lại cuộc sống tốt hơn cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân.
MỤC LỤC
Chương I. GEN NGƯỜI VÀ TỔNG QUAN BỆNH/HỘI CHỨNG HIẾM GẶP 21
1.1. Di truyền gen người 21
1.1.1. Di truyền gen nhân 21
1.1.2. Di truyền gen ty thể 25
1.2. Tổng quan bệnh/hội chứng hiếm gặp 29
1.2.1. Định nghĩa bệnh hiếm gặp 29
1.2.2. Thực trạng bệnh hiếm 30
1.2.3. Nguyên nhân gây ra bệnh hiếm 31
1.2.4. Tình hình nghiên cứu di truyền phân tử bệnh/hội chứng hiếm gặp trên thế giới 32
1.2.5. Thách thức trong chẩn đoán bệnh hiếm 34
1.2.6. Mạng lưới nghiên cứu bệnh hiếm trên thế giới 38
1.2.7. Ứng dụng giải trình tự gen thế hệ mới trong nghiên cứu bệnh hiếm trên thế giới 42
1.2.8. Ứng dụng giải trình tự gen thế hệ mới trong nghiên cứu bệnh hiếm ở Việt Nam 46
1.2.9. Quy trình và phương pháp giải trình tự gen thế hệ mới tìm đột biến gây bệnh hiếm ở Việt Nam 47
Tài liệu tham khảo 55
Chương II. CÁC BỆNH/HỘI CHỨNG HIẾM GẶP TRONG MỘT SỐ RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA 67
2.1. Rối loạn chu trình chuyển hóa urê 67
2.1.1. Tổng quan về chu trình chuyển hóa urê 67
2.1.2. Kết quả lâm sàng và hóa sinh của 03 bệnh nhân mắc rối loạn chuyển hóa urê ở Việt Nam 70
2.1.3. Kết quả giải và phân tích trình tự toàn bộ vùng mã hóa trên 03 bệnh nhân mắc rối loạn chuyển hóa urê ở Việt Nam 73
2.1.4. Kết quả nghiên cứu đột biến trên gen OTC 79
2.2. Bệnh xi rô niệu 92
2.2.1. Tổng quan về bệnh xi rô niệu 92
2.2.2. Kết quả lâm sàng và hóa sinh của 04 bệnh nhân mắc bệnh xi rô niệu ở Việt Nam 95
2.2.3. Kết quả giải và phân tích trình tự toàn bộ vùng mã hóa trên 04 bệnh nhân mắc bệnh xi rô niệu ở Việt Nam 97
2.2.4. Kết quả nghiên cứu đột biến trên gen BCKDHB 102
2.2.5. Kết quả nghiên cứu đột biến di truyền trên gen DBT 111
2.3. Bệnh dự trữ glycogen 114
2.3.1. Tổng quan về bệnh dự trữ glycogen 114
2.3.2. Kết quả lâm sàng và hóa sinh của 04 bệnh nhân mắc bệnh dự trữ glycogen ở Việt Nam 116
2.3.3. Kết quả giải và phân tích trình tự toàn bộ vùng mã hóa trên 04 bệnh nhân mắc bệnh dự trữ glycogen 120
2.3.4. Kết quả nghiên cứu đột biến di truyền trên gen G6PC 128
2.3.5. Kết quả nghiên cứu đột biến di truyền trên gen SLC37A4 133
2.3.6. Kết quả nghiên cứu đột biến di truyền trên gen PHKA2 137
Tài liệu tham khảo 144
Chương III. MỘT SỐ BỆNH/HỘI CHỨNG BẨM SINH VÀ DI TRUYỀN ẢNH HƯỞNG ĐA HỆ THỐNG 159
3.1. Hội chứng Cornelia de Lange 159
3.1.1. Tổng quan về hội chứng Cornelia de Lange 159
3.1.2. Kết quả lâm sàng và hóa sinh của 03 bệnh nhân mắc hội chứng Cornelia de Lange ở Việt Nam 161
3.1.3. Kết quả giải và phân tích trình tự toàn bộ vùng mã hóa trên 03 bệnh nhân mắc hội chứng Cornelia de Lange ở Việt Nam 164
3.1.4. Kết quả nghiên cứu đột biến di truyền trên gen NIPBL 169
3.2. Bệnh lùn nguyên thủy 177
3.2.1. Tổng quan về bệnh lùn nguyên thủy 177
3.2.2. Kết quả lâm sàng và hóa sinh của 02 bệnh nhân mắc bệnh lùn nguyên thủy ở Việt Nam 178
3.2.3. Kết quả giải và phân tích trình tự toàn bộ vùng mã hóa trên 02 bệnh nhân mắc bệnh lùn nguyên thủy ở Việt Nam 179
3.2.4. Kết quả nghiên cứu đột biến di truyền trên gen PCNT 183
3.3. Bệnh Wilson 191
3.3.1. Tổng quan về bệnh Wilson 191
3.3.2. Kết quả lâm sàng và hóa sinh của 03 bệnh nhân mắc bệnh Wilson ở Việt Nam 192
3.3.3. Nghiên cứu đột biến di truyền trên gen ATP7B 193
Tài liệu tham khảo 204
Chương IV. BỆNH THẬN HƯ BẨM SINH 213
4.1. Tổng quan bệnh thận hư bẩm sinh 213
4.2. Nghiên cứu đột biến di truyền bệnh thận hư trên thế giới 215
4.3. Kết quả lâm sàng và hóa sinh của các bệnh nhân mắc bệnh thận hư ở Việt Nam 217
4.4. Kết quả nghiên cứu đột biến di truyền trên bệnh thận hư ở Việt Nam 220
Tài liệu tham khảo 238
Chương V. BỆNH LOẠN DƯỠNG CƠ 245
5.1. Tổng quan bệnh loạn dưỡng cơ 245
5.2. Gen LAMA2 247
5.3. Nghiên cứu đột biến trên gen LAMA2 trên thế giới 248
5.4. Kết quả lâm sàng và hóa sinh của các bệnh nhân mắc bệnh loạn dưỡng cơ liên quan đến LAMA2 ở Việt Nam 250
5.5. Kết quả giải và phân tích trình tự toàn bộ vùng mã hóa của một gia đình Việt Nam có 02 bệnh nhân mắc loạn dưỡng cơ 252
5.6. Kết quả nghiên cứu đột biến trên gen LAMA2 ở 03 bệnh nhân Việt Nam 257
Tài liệu tham khảo 269
Chương VI. BỆNH TĂNG THÂN NHIỆT ÁC TÍNH 275
6.1. Tổng quan bệnh tăng thân nhiệt ác tính 275
6.2. Kết quả chẩn đoán lâm sàng và hóa sinh của bệnh nhân mắc bệnh tăng thân nhiệt ác tính ở Việt Nam 277
6.3. Kết quả nghiên cứu đột biến di truyền trên gen RYR1 279
6.3.1. Nghiên cứu đột biến trên gen RYR1 trên thế giới 279
6.3.2. Kết quả nghiên cứu đột biến trên gen RYR1 ở Việt Nam 282
Tài liệu tham khảo 284
Chương VII. CÁC BỆNH UNG THƯ HIẾM GẶP 289
7.1. Tổng quan bệnh ung thư hiếm gặp 289
7.2. Chẩn đoán sinh hóa, mô bệnh học trong bệnh ung thư hiếm gặp 290
7.3. Chẩn đoán phân tử trong ung thư hiếm gặp 291
Tài liệu tham khảo 296
KẾT LUẬN 303
CÁC CÔNG BỐ QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN SÁCH CHUYÊN KHẢO 305
CÁC CÔNG BỐ TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN SÁCH CHUYÊN KHẢO 307