Các kết quả chính tại Hội thảo Hệ thống quan sát trái đất toàn cầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 10 (GEOSS)

27/09/2017
Hội thảo Hệ thống quan sát trái đất toàn cầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 10 (GEOSS) đã kết thúc vào ngày 20/9/2017 tại Hà Nội và gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp. Nhóm Quan sát Trái đất (GEO), Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) thuộc Viện Hàn lâm KHCNVN và Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) đã hoàn thành tốt công tác phối hợp tổ chức hội thảo. Những thành quả quan trọng nhất của đại hội đã được thể hiện và thông qua trong “Tuyên bố Hà Nội” như dưới đây:

Với chủ đề "Thúc đẩy nhận thức về mục tiêu phát triển bền vững trong hoạt động quan sát trái đất (SDGs): bài học từ khu vực Châu Á-Châu Đại Dương" và tập trung thảo luận về việc đóng góp vào các lĩnh vực lợi ích xã hội của GEO và các đối tác cho GEOSS với các mục tiêu phát triển bền vững trong hoạt động quan sát trái đất SDGs, hội thảo tiếp tục xác minh sáng kiến Hệ thống quan sát trái đất toàn cầu (GEOSS) ở Châu Á - Châu Đại Dương (AO GEOSS) như là một phần cơ bản của cơ sở hạ tầng khu vực và bao quát tổng hợp các sáng kiến quan trắc trái đất khác trong khu vực Châu Á - Châu Đại Dương.

hoithaochauavutru2
Toàn cảnh hội thảo

Trong bài phát biểu then chốt nêu ra những vấn đề quan trọng của hội thảo, PGS. Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) đã trình bày các nét chính về "Ứng dụng không gian ở Việt Nam". Bên cạnh đó, các hoạt động liên quan đến GEOSS đã được trình bày bởi đại diện đến từ 12 quốc gia và 3 tổ chức, và tiếp đó là bài giới thiệu về Sáng kiến EO4SDG và tổng quan về nhu cầu thông tin và dữ liệu quan sát Trái đất của Việt Nam. Có hai phiên họp song song tại hội thảo bao hàm các vấn đề xuyên suốt như sau: cơ sở hạ tầng chia sẻ dữ liệu, cam kết người dùng và truyền thông. Ngoài ra, hội thảo còn có năm phiên họp thảo luận theo nhóm gồm: Sáng kiến chu kỳ nước Châu Á (AWCI), Mạng Quan sát đa dạng sinh học Châu Á-Thái Bình Dương (APBON), Sáng kiến về Carbon và Khí thải nhà kính (GHG) của GEO, Đại dương và xã hội (Hành tinh xanh) và Sáng kiến giám sát nông nghiệp toàn cầu của GEO (GE-OGLAM). Mỗi nhóm làm việc tập trung vào những thách thức toàn cầu và thảo luận về vai trò của các quan sát trên Trái đất trong việc thúc đẩy nhận thức về mục tiêu phát triển bền vững trong hoạt động quan sát Trái đất (SDGs).

 hoithaochauavutru5

 PGS. Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) đã trình bày các nét chính về "Ứng dụng không gian ở Việt Nam" tại hội thảo

Xác nhận dữ liệu quan sát trái đất (EO) ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng ở Việt Nam. Những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt có thể bao gồm: lập các chính sách và cách tiếp cận liên ngành để kết hợp dữ liệu quan sát trái đất EO với các dữ liệu khác cho các ứng dụng khác nhau; khai thác tiềm năng của EO đối với các vấn đề xuyên lục địa và xuyên biên giới; xây dựng một hệ thống chia sẻ dữ liệu trong khu vực Châu Á - Châu Đại Dương; xây dựng nguồn nhân lực và khả năng để tăng cường sử dụng EO, đặc biệt là đối với vấn đề đa dạng sinh học và báo cáo khí nhà kính (GHG). Những thách thức này có thể khắc phục thông qua hợp tác liên ngành, ví dụ như VNSC và JAXA đã ký Biên bản ghi nhớ để thúc đẩy việc chia sẻ dữ liệu ScanSAR ALOS-2 để sử dụng trong dự án Data Cube Việt Nam. Dự án này sẽ mở đường cho các khối dữ liệu SAR trong môi trường khối dữ liệu mở (Open Data Cube).

Tất cả các bên tham gia đều thông qua các kết quả thu được tại hội thảo và cam kết sẽ thực hiện các hành động sau cho tới kỳ Hội nghị tiếp theo.

Tại phiên họp thảo luận theo nhóm Sáng kiến chu kỳ nước Châu Á (AWCI) đã phát động các hoạt động nền tảng của mình tại một số nước thành viên trong việc hợp tác giữa các cộng đồng nước trên phạm vi trong nước và quốc tế và các quan sát trái đất thông qua Hệ thống quan sát trái đất toàn cầu khu vực Châu Á – Châu Đại dương (AOGEOSS), để có các hành động phối hợp trong việc thực hiện Hiệp định khung Sendai đối với việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai (DRR), Hiệp ước Paris và mục tiêu phát triển bền vững trong hoạt động quan sát Trái đất (SDGs). Mỗi nền tảng xác định các mốc thời gian, nguồn lực và các kết quả rõ ràng cho việc thiết lập các hệ thống thu thập dữ liệu tích hợp và hợp tác thay đổi thông tin tại địa phương, khu vực và trên toàn cầu. Trong bối cảnh này, các liên kết quốc tế là chìa khóa để phát triển thông tin tổng thể, dựa trên bằng chứng, định lượng và định tính để giải quyết vấn đề lũ lụt và sạt lở đất, hạn hán và khan hiếm nước, và suy thoái môi trường nước.

geoss1
Phiên họp thảo luận theo nhóm Sáng kiến chu kỳ nước Châu Á (AWCI)

Tại phiên họp thảo luận theo nhóm Mạng Quan sát đa dạng sinh học Châu Á-Thái Bình Dương (APBON) các đại biểu đã công nhận tầm quan trọng của việc kết nối thêm các quan sát tại chỗ và viễn thám với nhau nhằm theo dõi đa dạng sinh học và hệ sinh thái. APBON đã nỗ lực để phát triển một cộng đồng thực hành và thúc đẩy chia sẻ dữ liệu trong thập niên đầu tiên. Để giải quyết vấn đề đa dạng sinh học và sự bền vững của hệ sinh thái trong khu vực, APBON sẽ thúc đẩy việc tích hợp và tổng hợp số liệu và thông tin từ các trạm quan sát tại chỗ với các quan sát trái đất khác nhau bằng cách sử dụng công nghệ mã nguồn mở tốt nhất. Bên cạnh đó APBON sẽ kiểm tra và tăng cường các quan sát dựa vào vị trí trong khu vực bằng phương pháp tiếp cận pha ngành. Cuối cùng APBON sẽ đưa ra các kết quả mà có thể giúp ích cho việc ra quyết định, phát triển chính sách và nâng cao hơn nữa các quan sát Trái Đất, từ đó mang lại lợi ích cho sức khoẻ con người và phát triển hệ thống sinh thái xã hội bền vững dưới áp lực của biến đổi môi trường.

Nhóm Sáng kiến về Carbon và Khí thải nhà kính của GEO (GEO-C) đã và đang hỗ trợ thực hiện Hiệp ước Paris. Cộng đồng quan sát trái đất Châu Á-Châu Đại Dương ngày càng đóng góp vào GEO-C và sự phối hợp chính thức ở cấp khu vực sẽ được hưởng lợi. Cụ thể, nhóm thảo luận đã thấy được được những tiến bộ đáng kể đạt được ở Việt Nam đối với các quan sát về chu trình các-bon và phát thải và giảm thiểu khí nhà kính. GEO-C cũng công nhận vai trò quan trọng của các nỗ lực toàn cầu như Hệ thống thông tin khí nhà kính toàn cầu (IG3IS) và Dự án Carbon toàn cầu (GCP) trong khu vực Châu Á – Đại Châu Dương (AO). GEO-C sẽ tiếp tục làm việc ở cấp khu vực để giải quyết các khoảng trống và thách thức như việc cải thiện đối thoại giữa các cơ quan báo cáo GHG quốc gia và các cộng đồng quan sát Trái đất, sự kết hợp giữa các phương pháp khác nhau và nhu cầu về các chương trình đào tạo trong khu vực.

Tại cuộc họp liên đại dương thuộc Nhóm nhiệm vụ 4 (Đại dương và Xã hội) và Nhóm nhiệm vụ 8 (Đại dương và Quần Đảo) theo Sáng kiến AOGEOSS đã nhận thấy tầm quan trọng của việc tiếp tục chia sẻ quan sát đại dương, hợp tác khu vực, phát triển công nghệ để có thông tin thực tế báo cáo về SDGs. Các nỗ lực quốc gia/ chính phủ của Úc, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đã báo cáo về tiến trình và cung cấp các cập nhật hệ thống dữ liệu và thông tin của mình, đồng thời xác định thêm cơ hội hợp tác và chia sẻ. Các đại diện của Quần Đảo Thái Bình Dương đã nhấn mạnh tầm quan trọng trong hợp tác tiểu vùng, đồng thời đề cập đến những hạn chế về năng lực. Các ứng dụng quan sát đại dương cũng đã được trình bày như giám sát cây đước, xói lở, hiện tượng phú dưỡng nước, nhận thức về đánh bắt thủy sản và hàng hải để đưa ra các mục tiêu và chỉ số SDG 14. Nhóm họp liên đại dương này đã nhận thấy giá trị hợp tác trong tương lai và đồng ý thiết lập một nhiệm vụ chung cho các đại dương, bờ biển và hải đảo, tập trung vào việc sử dụng và tích hợp dữ liệu tại chỗ và từ xa để cung cấp các kết quả có thể hỗ trợ việc thực hiện SDGs. Các đại biểu tại nhóm họp đã đồng ý hợp tác để xác định các giải pháp cho việc chuẩn hóa metadata và chia sẻ các thông số chung. Để làm được điều này, cần: (1) sử dụng tích hợp các dữ liệu từ xa và tại chỗ cho các nhu cầu của xã hội, (2) nhiều dữ liệu và các thông tin về quần đảo và vùng biển Thái Bình Dương bao gồm cả các vùng biển chung, và (3) hội nhập trên giao diện đất liền-biển và nhu cầu làm việc với các sáng kiến khác của GEO, nhằm cung cấp thông tin có thể tiếp cận sử dụng.

Trong phiên họp thảo luận của nhóm Sáng kiến giám sát nông nghiệp toàn cầu của GEO (GEOGLAM/AsiaRice – GG/AR) khẳng định sự tiến bộ trong 5 kết quả của nhóm (diện tích trồng lúa, lịch trồng lúa, đánh giá thiệt hại cây lúa, thông tin nông nghiệp và dự tính năng suất và dự báo) ở Indonesia, Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Nhật Bản với các hoạt động khu vực và quốc tế. Nhóm khuyến khích thực hiện các hoạt động mở rộng diện tích trồng lúa và theo dõi giai đoạn tăng trưởng trong vùng sản xuất lúa chính ở các nước, tính bền vững của sản xuất lương thực, như giám sát hiện tượng phú dưỡng nước, phát thải khí mêtan và hiệu quả sử dụng nước. GG/AR khẳng định sự cần thiết trong việc thúc đẩy sử dụng tích hợp dữ liệu vệ tinh đa dạng với sự quan sát mặt đất hiệu suất cao như máy bay không người lái và IOT được cải tiến. Ngoài ra, GG/AR sẽ hướng tới sự tham gia và phối hợp của người sử dụng cuối, nhằm thay đổi mô hình từ tối đa hóa tới tối ưu hóa sản xuất để đảm bảo an toàn, đủ lương thực, chất lượng và phát triển bền vững.

geoss2
Phiên họp thảo luận theo nhóm Sáng kiến giám sát nông nghiệp toàn cầu của GEO (GEOGLAM/AsiaRice – GG/AR)

Về việc chia sẻ dữ liệu và các khối dữ liệu của Hệ thống quan sát trái đất toàn cầu khu vực Châu Á – Châu Đại Dương (AOGEOSS), các thành viên của GEO cũng lưu ý thảo luận phát triển về Dữ liệu Sẵn sàng Phân tích (ARD), cộng đồng Khối Dữ liệu Mở (ODC) cũng như tính thích nghi nhanh chóng của các dịch vụ đám mây ở người sử dụng quan sát Trái đất trong các nước đang phát triển tại Châu Á – Châu Đại Dương. Mối quan hệ mạnh mẽ giữa chia sẻ dữ liệu và công nghệ khối dữ liệu đòi hỏi các nhóm làm việc đảm bảo khả năng tương tác thông qua hợp tác chặt chẽ và đồng thiết kế các hệ thống cho AOGEOSS. Sự chuyển hướng sang các dữ liệu mở và các dịch vụ chia sẻ dữ liệu, bao gồm các công cụ dữ liệu được liên kết, đã được nhấn mạnh và nhu cầu quan trọng cho các trung tâm dữ liệu cung cấp truy cập vào dữ liệu sẵn sàng phân tích được coi là khởi đầu quan trọng để đạt được tầm nhìn của AOGEOSS. Công nghệ khối dữ liệu là một chủ đề xuyên suốt trong hội thảo với nhiều nước, trong đó có Úc, Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia đang sử dụng ODC. Nhật Bản đã và đang phát triển Hệ thống tích hợp và phân tích dữ liệu (DIAS). Hệ thống này cung cấp cơ hội tích hợp và phân tích dữ liệu theo các biện pháp pha ngành. Sự bổ sung mạnh mẽ giữa ODC và DIAS đã được thảo luận với sự hỗ trợ mạnh mẽ để tìm kiếm sự cộng tác và hội nhập giữa hai hệ thống. Cuối cùng, phát triển năng lực về chia sẻ dữ liệu và công nghệ khối dữ liệu cũng đã được xem như là một nhu cầu thiết yếu.

Hiểu biết, đưa ra quyết định đúng đắn và cộng đồng thực hành sẽ dẫn đến khả năng chống chịu thiên tai và bền vững lâu dài của con người liên quan đến các nguồn tài nguyên môi trường sẵn có của trái đất. Sự cam kết giữa các cộng đồng người dùng sẽ đóng vai trò then chốt trong việc xác định các nhu cầu dữ liệu một cách có hệ thống; đảm bảo truy cập dữ liệu; và cung cấp các công cụ và dịch vụ cần thiết. Sự cam kết của người dùng cho phép xây dựng quan hệ và các nền tảng chiến lược, ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu nhằm thông báo, thúc đẩy và tối ưu hóa các hoạt động phát triển và xúc tiến các sáng kiến do người sử dụng định hướng cho các ứng dụng sử dụng cuối, để giải quyết vô số những thách thức xã hội. Quá trình xác định người tham gia và nhu cầu của họ, đảm bảo tính sẵn sàng của dữ liệu để phát triển thông tin quan trọng, và chuyển thông tin đó thành kiến thức cho người dùng cuối đã định nghĩa cho phạm vi của AOGOSS, có khả năng mang lại lợi ích cho người dùng ở từng giai đoạn. AOGEOSS là nơi tập hợp người dùng, các nhà cung cấp đến từ các lĩnh vực khác nhau, các chuyên gia trong lĩnh vực quan sát trái đất và thông tin môi trường và thiên tai, cũng như tạo điều kiện để thực hiện các cơ chế, tổ chức hội thảo, trao đổi cộng đồng và hướng tới các hành động mạng lưới phối hợp với các cơ quan tài trợ cùng với các chương trình quốc tế và quốc gia.

hoithaochauavutru4
Các đại biểu tham dự hội thảo

Hội thảo Hệ thống quan sát trái đất toàn cầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 10 (GEOSS) kết thúc, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, phát triển cũng như những thách thức đối với nhiều nước thành viên. Các đại biểu sẽ tiếp tục thảo luận, giải quyết các vấn đề được nêu ra ở hội thảo lần thứ 10 tại Hội thảo chuyên đề GEOSS lần thứ 11 Châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức tại Nhật Bản vào năm 2018.

Nguồn tin: Trung tâm Vũ trụ Việt Nam

Xử lý tin: Minh Tâm 



Tags:
Tin liên quan