Cá voi tiền sử sinh nở trên cạn
11/07/2009
Hai hóa thạch cá voi – một con cá đang có mang và một con cá đực cùng loài – tiết lộ quá trình sinh nở của cá tiền sử và quan điểm mới về sự di cư của cá voi từ trên cạn xuống biển.
Hóa thạch 47.5 triệu năm tuổi, được phát hiện ở Pakistan năm 2000 và năm 2004, được công bố trên tạo chí PLos trực tuyến hồi tháng 2 năm 2009.
Ông H. Richard Lane, giám đốc chương trình Khoa khoa học Trái đất, Quỹ Khoa học quốc gia (NSF) Hoa Kỳ, cơ quan tài trợ cho nghiên cứu này cho biết "Các mẫu vật này đã củng cố thêm quan điểm cho rằng động vật có vú sinh sống ở đai dương ngày nay có tổ tiên ở trên cạn”
Nhà cổ sinh vật học Philip Gingerich, Đại học Michigan, đứng đầu nhóm khảo cổ phát hiện ra hóa thạch, cũng vô cùng ngạc nhiên khi tìm thấy hóa thạch xương cá mẹ và bào thai ở cùng 1 chỗ. Lúc đầu nhóm khảo cổ cho rằng đây là hóa thạch của 1 con cá voi trưởng thành nhỏ nhưng khi lấy được toàn bộ mẫu vật lên thì thấy rằng xương sườn quá lớn không phù hợp với những cái răng đã tìm thấy. Vào cuối ngày thì họ phát hiện được toàn bộ hóa thạch của cá mẹ và bào thai.
Đây cũng là lần đầu tiên tìm được hóa thạch bào thai của loại cá voi cổ đại đã tuyệt chủng (archaeoceti), và hóa thạch này được đặt tên cho loài cá voi mới: Maiacetus.
Hóa thạch bào thai cho thấy tư thế sẽ được sinh ra từ bộ phận đầu, giống như động vật có vú trên cạn nhưng không giống cá voi hiện đại, điều này cho thấy con cá voi này vẫn sinh nở trên cạn.
Một bằng chứng khác chứng tỏ các voi đã phát triển bộ răng từ trong bào thai, khiến các nhà khoa học cho rằng các con Maiacetus mới sinh được trang bị vũ khí phòng vệ hơn là để nhai vào những ngày đầu tiên chào đời.
Mẫu hóa thạch cá voi đực dài 2,6m, được tìm thấy 4 năm sau trên cùng một nền hóa thạch, có các đặc điểm cùng loài với con cá cái trên, nhưng bộ xương gần như nguyên vẹn và lớn hơn 12%, răng nanh cũng to hơn 20% so với con cái.
Sự cách biệt về tầm vóc như vậy là rất hiếm giữa các cá thể cá voi và họ hàng của chúng; trong một vài loại thì con cái to hơn con đực, trong khi ở các loại khác thì con đực chỉ nhỉnh hơn con cái một chút.
Theo ông Gingerich, những chiếc răng lớn của cá voi, khá thích hợp với việc săn bắt và ăn cá, cho thấy loài động vật này tuy sinh sống ở trên biển, và chắc chắn chúng đã lên cạn để nghỉ ngơi, giao phối và sinh nở.
Giống như các cá thể archaeocete tiền sử, Maiacetus có bốn chân thích nghi với việc bơi bằng chân, và mặc dù cá voi có thể tải được cơ thể của mình bằng các chi giống chân chèo, chúng chắc chắn không thể di chuyển xa trên đất liền.
Gingerich cho rằng, chúng gắn liền với bờ biển, chúng sinh sống ở khu vực gần bờ và tới lui ở cả hai khu vực.
Đem so với các hóa thạch cá voi phát hiện trước đây, Maiacetus đứng ở vị trí trung gian trong đường tiến hóa mà cá voi đã vượt qua khi chúng di chuyển từ sống trên cạn hoàn toàn đến lúc cư trú hẳn dưới biển sâu.
Vì những lý do đó mà hóa thạch lần này vô cùng quý giá đới với các nhà khoa học, nó cung cấp các thông tin mới về sự thay đổi cấu tạo cơ thể và hành vi thích nghi với việc di cư.