Đặc điểm dinh dưỡng của loài đặc hữu quý hiếm Tắc kè đuôi vàng ở đảo Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau
Khảo sát được thực hiện tại đảo Hòn Khoai vào mùa mưa (11/2015) và mùa khô (01/2016), nhóm nghiên cứu thu thập mẫu thức ăn tự nhiên của loài Tắc kè đuôi vàng bằng phương pháp thụt dạ dày, đảm bảo không gây chết và ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển.
Loài Tắc kè đuôi vàng và môi trường sống ở đảo Hòn Khoai – Cà Mau
Tổng cộng 114 cá thể Tắc kè đuôi vàng được tìm thấy có chứa thức ăn trong dạ dày, bao gồm 54 cá thể vào mùa khô và 60 cá thể vào mùa mưa. Từ các mẫu thức ăn thu được trong dạ dày, nhóm đã xác định được 687 con mồi (mùa khô: 280; mùa mưa: 407). Phân tích định loại, nhóm nghiên cứu xác định được 685 con mồi thuộc 24 loại thức ăn gồm 20 bộ không xương sống, và hai loài giun dẹp, ốc sên, xen lẫn thực vật. Nhện (Araneae), Gián (Blattodea), Cánh màng (Hymenoptera) và Mối (Isoptera) được xác định là loại con mồi quan trọng nhất của Tắc kè đuôi vàng. Trong đó, Nhện (Araneae) có chỉ số quan trọng cao nhất trong mùa khô và Cánh màng (Hymenoptera) vào mùa mưa.
(A) Tần số; (B) Số lượng; và (C) Chỉ số tầm quan trọng tương đối của các loại con mồi thức ăn của loài Tắc kè đuôi vàng
trong mùa khô và mùa mưa
Phân tích chỉ số Pianka cho thấy sự chồng chéo ổ dinh dưỡng rất cao, với khoảng 98% giữa mùa khô và mùa mưa, và khoảng 95% giữa con đực và con cái của loài Tắc kè đuôi vàng.
Kết quả của nghiên cứu về thành phần thức ăn tự nhiên của loài Tắc kè đuôi vàng sẽ hỗ trợ và tối ưu hóa các chương trình bảo tồn nhân nuôi loài đặc hữu quý hiếm này.
Links các bài báo liên quan: https://brill.com/view/journals/ab/74/2/article-p151_3.xml
Nguồn tin: TS. Ngô Ngọc Hải – Viện Nghiên cứu hệ Gen
Xử lý tin: Minh Tâm