BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN VIỆT NAM

 
Trụ sở: Nhà A20, số 18, đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Tổng Giám đốc: PGS. TS. NCVCC. Nguyễn Trung Minh
Phó Tổng Giám đốc: PGS. TS. NCVCC. Vũ Văn Liên
                                    PGS. TS. NCVCC. Phan Kế Long
                                    PGS. TS. NCVCC. Phạm Hồng Thái
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam được thành lập theo Nghị định 27/NĐ-CP, ngày 16/01/2004 (nay là Nghị định 106/2022/NĐ-CP ngày 24/12/2022) của Chính phủ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo tàng được quy định tại Quyết định số 305/QĐ-KHCNVN, ngày 10/03/2006 (nay là Quyết định số 304/QĐ-VHL ngày 01/3/2023 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).
Người ký: Thủ tướng Chính phủ
baotang
 
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (+ 84 24) 3756 8328
Fax: (84-24) 37568328
Website: http://www.vnmn.ac.vn
BAN LÃNH ĐẠO
Tổng Giám đốc: PGS. TS. NCVCC. Nguyễn Trung Minh
Phó Tổng Giám đốc: PGS. TS. NCVCC. Vũ Văn Liên
  PGS. TS. NCVCC. Phan Kế Long
  PGS. TS. NCVCC. Phạm Hồng Thái
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC (17 người)

Chủ tịch Hội đồng: PGS. TS. Phan Kế Long
Thư ký: TS. Doãn Đình Hùng

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

Chức năng:

-Bảo tàng thực hiện chức năng: Nghiên cứu bảo tàng, sưu tầm, lưu giữ, bảo quản, giám định, trưng bày giới thiệu mẫu vật, hiện vật về sinh vật, địa lý - địa chất, nhân chủng, tư liệu về thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Việt Nam và thế giới; nghiên cứu, điều tra cơ bản; phát triển, ứng dụng chuyển giao công nghệ; bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; tư vấn dịch vụ khoa học công nghệ và đào tạo nhân lực trong các lĩnh vực liên quan.

Nhiệm vụ

1. Nghiên cứu khoa học, biên soạn quy chuẩn, tiêu chuẩn trong lĩnh vực khoa học trái đất, khoa học sự sống, bảo tàng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, tổ chức sưu tầm, xây dựng và quản lý, khai thác Bộ sưu tập mẫu vật quốc gia về thiên nhiên.
2. Tổ chức thu thập, tiếp nhận, lưu giữ, bảo quản mẫu vật, hiện vật, thực hiện công tác chế tác mẫu vật, thiết kế trưng bày; tổ chức trưng bày, triển lãm và các hoạt động phù hợp nhằm giới thiệu một cách đầy đủ và toàn diện các giá trị thiên nhiên của Việt Nam và Thế giới.
3. Nghiên cứu phân tích, phân loại, định loại, giám định các mẫu sinh vật, địa lý - địa chất (đất, đá, khoáng sản, khoáng vật, cổ sinh vật, thiên thạch ...), nhân chủng (khảo cổ, tiến hóa nhân học, văn hóa tộc người), các mẫu vật và hiện vật bằng các phương pháp khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
4. Nghiên cứu, xây dựng, duy trì và phát triển ngân hàng gen của mọi sinh vật đang sống và đã tuyệt chủng.
5. Nghiên cứu và điều tra cơ bản, quan trắc, đánh giá tác động môi trường, đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm thích ứng biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ tác động của thiên tai và con người lên môi trường tự nhiên và xã hội.
6. Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ, phát triển sản phẩm trong lĩnh vực khoa học trái đất, khoa học sự sống, sinh học, y dược và hóa dược.
7. Xây dựng ngân hàng dữ liệu mẫu vật, hiện vật của Hệ thống Bảo tàng.
8. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học về khoa học trái đất, khoa học sự sống, bảo tàng, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên, cứu hộ các loài động vật, thực vật.
9. Tổ chức các hoạt động tư vấn khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghiệp vụ, sản xuất thử nghiệm, kỹ thuật bảo tàng, dịch vụ khoa học kỹ thuật theo chức năng, nhiệm vụ.
10. Tham gia công tác đào tạo trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học trái đất, khoa học sự sống, bảo tàng, bảo tồn và các lĩnh vực liên quan.
11. Tổ chức các hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường cộng đồng.
12. Tổ chức vận động, tiếp nhận và sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức, cá nhân để cứu hộ, nghiên cứu bảo tàng, bảo tồn và phát triển sinh vật; xuất nhập khẩu, trao đổi mẫu vật, hiện vật, vật phẩm, vật tư khoa học công nghệ và ấn phẩm khoa học.
13. Hợp tác quốc tế và trong nước với các tổ chức và cá nhân các nhà khoa học trong các lĩnh vực trên theo chức năng, nhiệm vụ.
14. Quản lý về tổ chức, bộ máy; quản lý và sử dụng viên chức, người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm.
15. Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện Hàn lâm giao.

LỰC LƯỢNG CÁN BỘ

Tổng số: 77
- Số biên chế: 44
- Số hợp đồng: 33
- Phó Giáo sư: 06
- Tiến sĩ: 22
- Thạc sĩ: 26
- Cử nhân: 19
- Khác: 9

HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ

• Thực hiện các hoạt động chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
• Thu thập mẫu vật, xây dựng bộ sưu tập mẫu vật quốc gia, trưng bày, truyền thông và giáo dục cộng đồng, chế tác, bảo quản mẫu vật, thiết kế trưng bày.
• Chuẩn bị cho việc xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

THÀNH TÍCH NỔI BẬT

• Đã được Chủ tịch nước Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động hạng 3
(năm 2016) về các thành tựu Bảo tàng TNVN đã đạt được sau 10 năm thành lập và phát triển không ngừng.
• Đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen năm 2021 về các thành tích đã đạt được.
• Dự án xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam tại thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, Hà Nội với diện tích khoảng 38 ha đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, đã được Viện Hàn lâm KHCNVN phê duyệt dự án (QĐ số 2888 ngày 28/12/2023). Hiện nay, Bảo tàng TNVN đang làm các thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án.
• Dự án Trung tâm Bảo tồn tài nguyên Thiên nhiên Việt Nam và cứu hộ động, thực vật thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam tại huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế đã đi vào hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Từ năm 2023, Trung tâm đã tiếp nhận và cứu hộ một số loài động vật hoang dã, bảo tồn được hơn 1.500 cá thể thuộc 26 loài thực vật bản địa có giá trị tài nguyên. Dự án mở rộng Trung tâm Phong Điền giai đoạn 2 (2021-2025) đang thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư.
• Số lượng mẫu vật hiện có: 105.878 mẫu vật
• Bài báo khoa học: Năm 2023, Bảo tàng TNVN có 96 công trình công bố, trong đó: 55 công trình công bố trên tạp chí trong danh mục đánh giá quốc tế và đạt một trong các tiêu chí  SCIE (IF ≥ 1), Scopus (Citescore ≥ 2) hoặc SCImago (Q2 trở lên) (đạt 1.38 bài/1 cán bộ) (trong đó có 15 công trình công bố quốc tế có chất lượng cao do đơn vị đề xuất, trong 15 CTCB CLC có 01 công trình công bố quốc tế đặc biệt xuất sắc do đơn vị đề xuất); 01 công trình công bố trên tạp chí VAST01; 06 công trình công bố trên tạp chí VAST02; 19 công trình công bố trên tạp chí quốc tế có mã số ISSN; 01 bằng độc quyền sáng chế tại Việt Nam; 03 sách chuyên khảo đã xuất bản, có mã ISBN; 11 công trình công bố trên các tạp chí Quốc gia khác có mã ISSN. Phát hiện 86 loài mới (73 động vật, 13 thực vật), 05 giống mới (động vật), 04 phân loài mới (côn trùng), 10 loài bổ sung cho Việt Nam; Đã công bố 2 giống mới, 27 loài mới cho khoa học (côn trùng); 2 loài mới cho khoa học (thực vật).
• Đào tạo: 01 cán bộ đang làm Tiến sĩ ở nước ngoài (đã bảo vệ thành công luận án).
• Hợp tác quốc tế: Bảo tàng có 37 biên bản Ghi nhớ và Thỏa thuận hợp tác với đối tác nước ngoài (đang có hiệu lực) thuộc nhiều quốc gia trên thế giới.

baotang