- Năm 2019, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, Trung tâm Tin học và Tính toán đã vinh dự được nhận bằng khen của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin tại Viện Hàn lâm cũng như bước đầu tiến tới triển khai hệ thống phát hiện vật ngoại lai và động vật trên khu bay. - Phát triển các ứng dụng, dịch vụ và vận hành hạ tầng CNTT đáp ứng chuyển đổi số tại Viện Hàn lâm KHCNVN: + Hệ thống trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ kết nối liên thông văn bản giữa Viện Hàn lâm với Chính phủ, Bộ, ban ngành, địa phương. + Phần mềm chữ ký số phiên bản 2.0 được tích hợp với hệ thống quản lý văn bản điện tử, đáp ứng đầy đủ các quy định hiện hành. + Cổng thông tin điện tử (VAST-Postal). + Hệ thống thư điện tử (VAST-Mail). + Hệ thống lưu trữ đám mây (VAST-Cloud). + Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành (VAST-Office). + Hệ thống giám sát băng thông. + Hệ thống tính toán hiệu năng cao. + Hệ thống quản lý đề tài (OMS). - Kết quả nghiên cứu cơ bản: giai đoạn 2019-2023, Trung tâm Tin học và Tính toán đã công bố 16 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế thuộc danh mục SCI/SCIE; 05 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế khác có mã ISSN; 04 bài báo đăng trên tạp chí trong nước. - Một số kết quả nghiên cứu, triển khai ứng dụng nổi bật: 1) Nghiên cứu và ứng dụng Hệ thống quản lý kiểm tra y tế điện tử thông minh Đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra khủng hoảng y tế toàn cầu. Bằng việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, PGS.TS. Phạm Hồng Quang, nguyên Giám đốc Trung tâm Tin học và Tính toán, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng các cộng sự đã nhanh chóng triển khai thiết kế Hệ thống chuyên dụng giúp quản lý kiểm tra y tế điện tử thông minh. Hệ thống được thiết kế dựa trên các công nghệ nền tảng của CMCN 4.0, đó là Trí tuệ nhân tạo (AI) dựa kiến trúc Vạn vật kết nối Internet (IoT) 4 lớp: Cảm biến—nối kết Internet—Tính toán biên—Trung tâm lưu trữ xử lý dữ liệu. Thiết kế và giải pháp này đang được chuyển giao sản xuất đại trà, một công cụ phòng chống dịch hữu ích theo đúng chủ trương của Đảng và Chính phủ. Hệ thống chính là công cụ áp dụng chủ trương số hóa và tự động toàn bộ quy trình kiểm tra y tế bảo đảm quy định phòng chống dịch bệnh. Hệ thống còn giúp điện tử hoá quy trình đăng ký xin cấp kiểm tra các loại giấy phép, giấy hẹn truy cập thông qua các địa điểm khác nhau nhằm tạo thuận lợi cho người xin và người cấp phép đi lại, tổ chức các đợt tiêm chủng, xét nghiệm, quản lý thông tin theo vết trên hệ thống do Nhà nước quản lý. Do vậy làm giảm thiểu thời gian xin cấp và kiểm tra, tăng tính xác thực đối tượng qua nhận dạng hình ảnh, thống nhất dữ liệu khai báo y tế điện tử trên môi trường do Bộ Y tế và Bộ TTTT cung cấp: tokhaiyte.vn. Hệ thống có thể sử dụng để kiểm soát vào ra công sở, chấm công sử dụng nhận dạng khuôn mặt kèm theo thẻ QRCode hoặc mã định danh trên điện thoại, máy tính bảng. 2) Nghiên cứu tiếp cận công nghệ sử dụng khinh khí cầu thả ở tầng bình lưu tích hợp công nghệ trạm thu phát thông tin để giám sát, dẫn đường tìm kiếm cứu hộ và đo đạc thông số vật lý môi trường tầng khí quyển. Đề tài thuộc chương trình KHCN cấp Quốc gia về Công nghệ Vũ trụ, thời gian thực hiện 2017-2020. Một số kết quả đạt được: + Xây dựng và thử nghiệm thành công hệ thống thiết bị thông tin liên lạc giám sát dẫn đường, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn và thu thập dữ liệu khí quyển trong phạm vi rộng và hoạt động dài ngày. + Xây dựng và thử nghiệm thành công hệ thống dự báo đường bay, quản lý thông tin mạng lưới. + Xây dựng và thử nghiệm thành công hệ thống LPWAN trong thông tin liên lạc tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, và thu thập dữ liệu cảnh báo thiên tai. + Nội dung “Xây dựng thành công công nghệ điều khiển bay và thu hồi khí cầu tầng bình lưu” đã được vào 10 sự kiện khoa học công nghệ nổi bật của Việt Nam năm 2020. Ba loại hệ thống hạ tầng cao không: Radiosonde pilot, HAPS nhỏ và HAPS lớn Thiết bị PLB, EPIRB và đường đi theo dõi phương tiện mang thiết bị trên bản đồ trung tâm 3) Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công hệ thống thông tin, truyền thông và giám sát hoạt động của tên lửa nghiên cứu Đây là kết quả nghiên cứu của nhánh 2 có nội dung “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các thiết bị thông tin, truyền thông và giám sát hoạt động của tên lửa nghiên cứu (gọi tắt là PMC – Payload Motion Computer)”, chủ nhiệm là PGS. TS. Phạm Hồng Quang, Trung tâm Tin học và Tính toán là cơ quan chủ trì; thuộc đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mẫu tên lửa nghiên cứu (Sounding Rocket) đưa thiết bị khoa học thử nghiệm thu thập dữ liệu khí quyển tầng cao”, Chương trình Khoa học và Công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 – 2020, chủ nhiệm đề tài GS.TS. Nguyễn Lạc Hồng, cơ quan chủ trì đề tài Học viện Kỹ thuật Quân sự. Đề tài nhánh 2 do Trung tâm Tin học và Tính Toán chủ trì đã đạt được các kết quả chính như sau: + Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thành công hệ thống thiết bị đo đạc giám sát và truyền tin, ghi hộp đen các thông số động học của bộ đo trên khoang tên lửa nghiên cứu như gia tốc, lực tác động, vận tốc, vị trí, đường bay, cao độ, tọa độ định vị kinh vĩ; đồng thời các thông số khí quyển môi trường như nhiệt độ, áp suất độ ẩm. + Xây dựng được hệ thống tích hợp đa thể loại cảm biến, kèm theo các đầu vào điện tử phát hiện mở khoang PMC (mở vỏ đỗ do nhánh 1 thực hiện), đầu ra điều khiển an toàn bung dù và trở về chế độ ngủ tiết kiệm năng lượng khi xuống đất. + Kết quả thử nghiệm bắn bay thực tế đã cho thấy hệ thống chịu tải được đến 31G và hoạt động được ở nhiệt độ đến -80ºC. + Chế tạo được hệ thống các thiết bị đo đạc trên khoang PMC đạt được theo đúng đăng ký và có những điểm nổi bật sau: gia tốc sử dụng 2 bộ 3 chiều, 1 thang đo đến 16G độ chính xác cao để tính tư thế tên lửa khi bay không có động cơ hoạt động, 1 thang đo đến 100G để giám sát khi động cơ hoạt động; đo độ cao vượt trội gồm 3 nguồn IMU, GNSS và barometer (khi không có mất ổn định tên lửa thì sai số 3 độ cao 3 hệ thống dưới 10%); tính toán chuyển động: tốc độ, dịch chuyển trong không gian, tư thế xoay, lắc, gật tổng hợp từ các thông số đo đạc nội tại được thực hiện trong các lần bắn, hiển thị đồ họa trực quan theo thời gian thực dễ dàng nghiên cứu quá trình phóng bay; thông tin về vị trí rơi của PMC được truyền về trung tâm giúp cho quá trình thu hồi được chính xác và nhanh chóng. + Xây dựng được hệ thống giám sát bay giao tiếp vô tuyến sử dụng 2 kênh độc lập, truyền dẫn ổn định trong toàn bộ quá trình phóng lên, bay và rơi. Hệ thống phần mềm mặt đất (GCS) thể hiện trực quan đồ thị thời gian thực trạng thái tư thế, vị trí, quỹ đạo, tốc độ, gia tốc, độ cao, áp suất, nhiệt độ và độ ẩm. + Chế tạo được hệ thống ghi dữ liệu và truyền thông vô tuyến được nghiên cứu thiết kế và chế tạo gồm 2 hệ thống là hệ thống thu định hướng và hệ thống thu vô hướng: hệ thống thu định hướng được chế tạo có điều khiển theo vết đối tượng di chuyển trên cao và dưới đất, tầm liên lạc với PMC có thể đến hơn 100 km dưới đất và trên 400 km trên không trong điều kiện ăng ten phát PMC còn nguyên; hệ thống thu vô hướng hỗ trợ tăng cường khả năng liên lạc trong quá trình phóng tên lửa cũng như hỗ trợ tìm kiếm thiết bị sau khi phóng bởi tính di động cao, phủ sóng 5 đế 10 km trong điều kiện núi rừng, khoảng cách truyền tin có thể hơn 200 km trên không trong điều kiện ăng ten phát PMC còn nguyên. + Xây dựng được hệ thống trợ giúp tìm kiếm thu hồi PMC khi trở về mặt đất có thể phủ sóng 5 đến 10 km trong điều kiện rừng núi, khoảng cách truyền tin có thể hơn 200 km trên không. Máy tính công nghiệp cơ động, có pin, chịu rung sốc, va đập và nhiệt cao. Màn hình cảm ứng đồ họa có hỗ trợ bản đồ, nhận tín hiệu từ PMC thể hiện tọa độ GNSS và có ổ cứng để lưu trữ dữ liệu. Có thể thấy rằng hệ thống thiết bị thông tin, truyền thông, và giám sát hoạt động của tên lửa nghiên cứu do nhánh 2 nghiên cứu, thiết kế và chế tạo là hệ thống đầu tiên ở Việt Nam đo quỹ đạo bay nội tại của tên lửa nghiên cứu và truyền về hiển thị các tham số theo thời gian thực. Nhánh 2 đã công bố 1 bài báo trên tạp chí trong nước và 1 báo cáo tại hội nghị quốc tế về chương trình tên lửa và khinh khí cầu Châu Âu lần thứ 24 tại Đức (Đây là lần đầu tiên Việt Nam có đoàn cán bộ tham dự hội nghị về chương trình tên lửa và khinh khí cầu Châu Âu). 4) Nghiên cứu xây dựng giải pháp phát hiện vật ngoại lai và động vật trên khu bay, thời gian thực hiện 2016-2018. Sản phẩm của đề tài là hệ thống hoàn chỉnh với đầy đủ cấu phần, quy trình đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật FAA AC150/5220-24 (đã được thử nghiệm trong 6 tháng tại sân bay Đà Nẵng). Tính ứng dụng cao, có thể sản xuất tại Việt Nam với chất lượng tương đương thiết bị/hệ thống hiện có trên thế giới, giá thành cạnh tranh. Vượt trội ở khả năng bảo hành, bảo trì, triển khai rộng rãi tại các sân bay ở Việt Nam, phù hợp với lộ trình của ICAO (sẽ đưa vào yêu cầu bắt buộc các sân bay phải được trang bị hệ thống tự động tìm kiếm – phát hiện – trợ giúp thu hồi FOD tại các đường cất hạ cánh). Sơ đồ hoạt động thông tin của hệ thống CNTT&TT tìm kiếm, phát hiện và trợ giúp thu dọn FOD Bộ cảm biến dọc đường cất hạ cánh (CHC) 5) Phát triển nghiên cứu tính toán khoa học chuyên ngành sử dụng máy tính hiệu năng cao tại Viện Hàn lâm KHCNVN giai đoạn 2, thực hiện từ 2017-2019. Đề tài đã được nghiệm thu đạt loại xuất sắc với các sản phẩm chính sau: 04 phần mềm và bộ số liệu tính toán, 1 hệ thống lưu trữ cỡ lớn, 1 hệ thống mô hình cung cấp dịch vụ mô phỏng và dự báo thời tiết, 17 bài báo khoa học (9 bài ISI, 8 báo cáo tại nghị khoa học trong và ngoài nước), đào tạo sau đại học (hỗ trợ 6 NCS và đào tạo 02 thạc sĩ) và đang gửi đăng ký 01 sáng chế. Một số hình ảnh kết quả nghiên cứu của các đề tài sử dụng Hệ thống tính toán hiệu năng cao: (a) Một ô đơn vị Sharklet có n = 4 đặc điểm riêng biệt. (b) Chưng cất ô đơn vị Sharklet trên một mạng tinh thể vuông có hằng số mạng 1 mm. Kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu lý thuyết và mô phỏng về các phân tử sinh học và sự bám dính sinh học”, do PGS.TS. Trịnh Xuân Hoàng và các cộng sự thực hiện. (a) Diễn biến theo thời gian của dòng quang trong QWR đối với các năng lượng photon khác nhau. (b) Phổ hấp thụ tuyến tính của QWR. (c) Biên độ DC và (d) Biên độ AC của dòng quang so với năng lượng photon. Kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu lý thuyết về dòng quang điện cực nhanh trong các cấu trúc bán dẫn thấp chiều” thuộc chương trình NAFOSTED do TS. Huỳnh Thanh Đức làm chủ nhiệm. 6) Nghiên cứu và triển khai công nghệ mới trong giám sát an toàn vận hành đường sắt, giảm thiểu tai nạn tại Việt Nam. Đây là kết quả nghiên cứu của đề tài hợp tác Bộ, Ngành, Địa phương cấp viện Hàn lâm KHCNVN: “Hệ thống thông tin tín hiệu thông minh đường ngang đường sắt kết hợp thiết bị trợ giúp lái tàu” do PGS. TS. Phạm Hồng Quang làm chủ nhiệm, thời gian thực hiện 33 tháng (06/2020 – 03/2023). Đề tài đã được nghiệm thu, đạt kết quả tốt và đã thu được kết quả như sau: + Nghiên cứu và triển khai công nghệ mới IoT, AI, LPWAN trong giám sát an toàn vận hành đường sắt, giảm thiểu tai nạn, phát triển ứng dụng các công nghệ nền tảng cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam. + Nghiên cứu và triển khai thử nghiệm hệ thống giám sát an toàn đường ngang đường sắt bao gồm các thành phần: Hệ thống thông tin tự động đường ngang đường sắt phát hiện tàu đến, cảnh báo cho dân 2 bên đường ngang; Hệ thống thông tin tự động cho người lái tàu các sự cố, chướng ngại trên đường ngang để có thể giảm tốc độ từ xa; Các tiện ích phụ trợ khác như giám sát từ xa, cảnh báo nguy hiểm, điều hành tập trung công việc sửa chữa hư hỏng một cách kịp thời thiết bị dọc đường sắt. + Giảm giá đầu tư, nâng hiệu quả hệ thống cảnh báo đường ngang đường sắt. Sơ đồ tổng thể hệ thống an toàn giao cắt đường ngang thông minh Đường di chuyển của đoàn tàu được theo dõi thời gian thực Hình ảnh camera giám sát hành trình lắp trên đầu tàu Hình ảnh và kết quả nhận dạng đối tượng thời gian thực | | |