Thông tin Đề tài

Tên đề tài Tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính kháng viêm từ một số loài thuộc chi Ba gạc (Rauvolfia)
Mã số đề tài QTKR01.02/23-24
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Hóa sinh biển
Cơ quan phối hợp Trung tâm phát triển thuốc mới, Quỹ Nghiên cứu và phát triển Y Dược Daegu - Gyeongbuk, Hàn Quốc.
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế
Họ và tên TS. Dương Thị Dung và TS. Yohan Seo
Thời gian thực hiện 01/01/2023 - 31/12/2024
Tổng kinh phí 200 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

- Phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất có hoạt tính kháng viêm từ một số loài thuộc chi Ba gạc (Rauvolfia) ở Việt Nam.
- Đào tạo và nâng cao năng lực nghiên cứu về lĩnh vực tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính từ thiên nhiên cho cán bộ trẻ tham gia nhiệm vụ.

 

Kết quả chính của đề tài

-  Về khoa học: +  Phân lập và xác định cấu trúc được 16 hợp chất từ phần trên mặt đất loài Rauvolfia tetraphylla L. bao gồm: 3 hợp chất mới rauvolphylla A (RT1), rauvolphylla B (RT2), rauvolphylla C (RT3), 13 hợp chất đã biết: 18β-hydroxy-3-epi-α-yohimbine (RT4), yohimbine (RT5), α-yohimbine (RT6), 17-epi-α-yohimbine (RT7), (E)-vallesiachotamine (RT8), (Z)-vallesiachotamine (RT9), 16S-E-isositsirikine (RT10), Nb–methylisoajimaline (RT11), Nb–methylajimaline (RT12), ajimaline (RT13), (+)-lyoniresinol 3α-O-β-D-glucopyranoside (RT14), (+)-isolarisiresinol 3α-O-β-D-glucopyranoside (RT15), (-)-lyoniresinol 3α-O-β-D-glucopyranoside (RT16). Các hợp chất thuộc hai lớp khung chính là alkaloid và lignane.
+ Các hợp chất RT5-RT7 và RT11-RT13 thể hiện hoạt tính kháng viêm thông qua khả năng ức chế sản sinh NO với giá trị IC50 trong khoảng  28.56±1.36 đến 79.10±1.53 µM.
+ Hai hợp chất RT8 và RT9 thể hiện hoạt tính kháng viêm thông qua ức chế sự gia tăng canxi nội bào do gây ra trên tế bào HT29 ở nồng độ 30 µM với phần trăm ức chế lần lượt là 56.7 % và 85.4%.
- Tăng cường năng lực nghiên cứu của các thành viên tham gia về phân lập và xác định cấu trúc hóa học các hợp chất tự nhiên; mở rộng hợp tác và năng lực nghiên cứu về đánh giá tác dụng chống ung thư phổi.
-Kết quả đề tài được công bố trên tạp chí quốc tế thuộc danh mục SCIE và tham gia đào tạo 01 Tiến sĩ.
- Kết quả nhiệm vụ Hợp tác quốc tế đã tăng cường quan hệ hợp tác nghiên cứu giữa nhóm nghiên cứu và đối tác, giữa Viện Hóa sinh biển và Quỹ Nghiên cứu và phát triển Y Dược Daegu - Gyeongbuk, và giữa Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam và Quỹ nghiên cứu quốc gia Hàn Quốc.

 

Những đóng góp mới

- Lần đầu tiên nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập được từ phần trên mặt đất của loài Ba gạc bốn lá Rauvolfia tetraphylla ở Việt Nam.
- Phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 3 hợp chất mới.

 

*** Sản phẩm cụ thể giao nộp:
- Các bài báo đã công bố (liệt kê): 01 bài báo quốc tế đăng trên tập chí Chemistry & Biodiversity (IF 2.3) thuộc danh mục SCIE
Ninh Khac Thanh Tung, Duong Thi Dung, Phan Van Kiem, Dan Thi Thuy Hang, Nguyen Xuan Nhiem, Nguyen Van The, Yohan Seo, Jong Seong Kang và Bui Huu Tai, Alkaloids and Lignans from the Aerial Parts of Rauvolfia tetraphylla Inhibit NO Production in LPS-activated RAW 264.7 Cells, Chemistry & Biodiversity, Volume 21, doi.org/10.1002/cbdv.202302123.
- Các sản phẩm (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ): 06 hợp chất sạch có hoạt tính kháng viêm (kèm theo báo cáo chi tiết), lưu giữ tại phòng Nghiên cứu cấu trúc, viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Đào tạo: Góp phần đào tạo 01 Tiến sĩ

 

Kiến nghị - Mở rộng nghiên cứu thành phần hóa học của các loài Rauvolfia khác ở Việt Nam để phát hiện các hoạt chất có tác dụng kháng viêm.
Ảnh nổi bật đề tài
1742876771438-DuongTDung.jpg