Thông tin Đề tài

Tên đề tài Tìm kiếm vi phạm đối xứng CP thông qua nghiên cứu dao động neutrino
Mã số đề tài QTJP01.02/20-22
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Vật lý
Đơn vị khác Đại học Kyoto, Nhật Bản
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế
Họ và tên Nguyễn Thị Hồng Vân và Tsuyoshi NAKAYA
Thời gian thực hiện 01/06/2020 - 30/06/2023
Tổng kinh phí 300 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

Mục tiêu của nhiệm vụ hướng tới gây dựng và phát triển vật lý thực nghiệm về hạt cơ bản với sự hợp tác của những nhà nghiên cứu Nhật Bản, những người dẫn đầu thế giới về nghiên cứu neutrino, cụ thể là:
<1> Xây dựng một nhóm nghiên cứu chủ chốt về vật lý hạt cơ bản thực nghiệm ở Việt Nam.
<2> Tập hợp và gây dựng những người nghiên cứu Việt Nam xuất sắc làm việc với các thí nghiệm quốc tế thông qua sự hợp tác với Nhật Bản.
<3> Đào tạo và bồi dưỡng lực lượng nghiên cứu, đặc biệt là đào tạo thế hệ kế tiếp của những nhà nghiên cứu thực nghiệm Việt Nam.

 

Kết quả chính của đề tài

-    Về khoa học:
o    Sử dụng và phát triển phần mềm NEUT – phần mềm mô phỏng tương tác của neutrino với hạt nhân.
o    Tham gia phân tích vật lý về đo chính xác các tham số của dao động neutrino và vi phạm đối xứng CP trong phần lepton.
o    Tham gia thí nghiệm WAGASCI – thí nghiệm tập trung vào đo tương tác neutrino với hạt nhân.
-    Về ứng dụng và phát triển hợp tác:
    Công việc của chúng tôi là nghiên cứu cơ bản nên chưa có kết quả ứng dụng trực tiếp, nhưng nghiên cứu thực nghiệm là cầu nối giữa khoa học cơ bản và ứng dụng công nghệ. Chúng tôi đã đạt được một số kết quả có thể nói là tiền ứng dụng như sau:
o    Tham gia xây dựng thiết bị mới để giám sát dòng proton không phá huỷ;
o    Tham gia giám sát hoạt động tạo chùm tia neutrino ở J-PARC;
o    Tham gia xây dựng các hệ máy dò gần INGRID và SuperFGD của thí nghiệm T2K;
o    Nhóm T2K-Vietnam đã có những nghiên cứu riêng với hệ thiết bị đặt tại Quy Nhơn và bước đầu đã đạt những kết quả khả quan, đặt cơ sở cho việc làm chủ thiết bị và công nghệ liên quan.
-    Về đào tạo:
o    Đào tạo nhân lực trong nước (tiến sỹ, thạc sỹ, ...) về VLNLC. Tham gia tổ chức và giảng dạy các khóa học quốc tế về VLNLC để phổ biến và thu hút nhân lực trẻ tham gia nghiên cứu VLNLC.

 

Những đóng góp mới

-    Đo đạc chính xác các số liệu về CPV, các tham số của một số hạt cơ bản (có ích cho những nghiên cứu khác xác định hiệu ứng VLM),
-    Khoanh vùng chính xác hơn vùng tìm kiếm ứng viên vật chất tối.
-    Đặc biệt gần đây thí nghiệm đã quan sát thấy dòng trung hòa thay đổi vị ở mức 3,5 sigma. Đây là một kết quả quan trọng và là tín hiệu của VLM.
-    Hiện tại chúng tôi đang tập trung nghiên cứu neutrino, đặc biệt là neutrino nặng (heavy neutrinos), và CPV trong phần lepton.
-    Nhóm Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào các vấn đề kỹ thuật có tác dụng phổ quát lên hoạt động của thí nghiệm cũng như các kết quả nghiên cứu (các công bố) của thí nghiệm.
-    Tham gia xây dựng thiết bị mới, phát triển phần mềm, giám sát vận hành  thiết bị, phần mềm của thí nghiệm.
-    Bước đầu tiến hành nghiên cứu hiệu quả VLNLC với thiết bị và điều kiện trong nước.

 

*** Sản phẩm cụ thể giao nộp:

- Các bài báo đã công bố (liệt kê):
1)    Son Cao, Nhuyen T. Hong Van, Tran Van Ngoc and Phan To Quyen, “Neutrino Mass Spectrum: Present Indication and Future Prospect”, Symmetry 2022, 14,56. ; https://doi.org/10.3390/sym14010056.
2)    S. Cao, N.T. Hong Van, T. V. Ngoc, Phan To Quyen, et al. [T2K Collaboration], “First joint oscillation analysis of Super-Kamiokande atmospheric and T2K accelerator neutrino data ”, arXiv:2405.12488 [hep-ex]; Submitted to Physical Review Letters.
3)    Phi Quang Van, Nguyen Anh Ky and Tran Tien Manh, “Dirac CP violation phase in the neutrino sector with A4 flavour symmetry”, Comm. Phys., vol. 34, no. 2, p. 125, Jun. 2024. https://doi.org/10.15625/0868-3166/20171
- Đào tạo: 01 Tiến sỹ và 01 Thạc sỹ đã bảo vệ thành công dưới sự hướng dẫn của Nguyễn T. Hồng Vân, Cao Văn Sơn và GS. Tsuyoshi Nakaya:  
●  Tiến sỹ (Trần Văn Ngọc) với luận án "Kiểm chứng bất biến CPT bằng các phép đo dao động neutrino tại thí nghiệm T2K". Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Vân và GS. Tsuyoshi Nakaya.
●  Thạc sỹ (Phan Tố Quyên) về đề tài “Tìm vị trí góc bát phân của góc trộn lepton θ23 với thí nghiệm Hyper-Kamiokande và ảnh hưởng của nó đến phép đo vi phạm đối xứng CP”. Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Vân và TS. Cao Văn Sơn.

 

Ảnh nổi bật đề tài
1742876465532-hongvan.png