Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu về nhóm côn trùng gây hại và côn trùng tác nhân kiểm soát sinh học bộ cánh nửa (Insecta: Hemiptera) của Việt Nam và Hàn Quốc
Mã số đề tài QTKR01.02/22-23
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Nghiên cứu khoa học miền Trung
Cơ quan phối hợp Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và Đại học Quốc gia Chung Nam, Hàn Quốc
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế
Họ và tên PGS. TS. Phạm Hồng Thái; GS.TS. Sunghoon Jung
Thời gian thực hiện 01/01/2022 - 31/12/2023
Tổng kinh phí 200 triệu đồng
Xếp loại Khá
Mục tiêu đề tài

Nghiên cứu phân loại nhóm côn trùng bộ Cánh nửa Hemiptera (tập trung chủ yếu ở phân bộ ve – rầy Auchenorrhyncha và các họ Pentatomidae, Miridae và một số ít các họ khác thuộc bộ) ở Việt Nam và Hàn Quốc với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Công bố các loài mới và các loài lần đầu ghi nhận cho Việt Nam và Hàn Quốc;
2. Xây dựng danh sách các loài đã được ghi nhận tại một số vườn quốc gia và khu bảo tồn, hệ sinh thái nông nghiệp tại khu vực miền Trung của Việt Nam liên quan đến các loài có tiềm năng sinh học bao gồm: các dữ liệu sinh học về nguồn tài nguyên sinh học, các loài hại nông nghiệp, các loài có vai trò kiểm soát sinh học.
3. Xây dựng bộ mẫu vật của các nhóm côn trùng nghiên cứu.

 

Kết quả chính của đề tài

- Tiến hành thu thập được 300 mẫu thuộc bộ Cánh nửa Hemiptera (tập trung chủ yếu ở Auchenorrhyncha và các họ Pentatomidae, Miridae và một số ít các họ khác thuộc bộ).
- Lập danh sách các loài thuộc họ Cicadellidae ở Việt Nam hiện nay;
- Công bố 04 loài mới cho khoa học trong đó 03 loài thuộc bộ cánh nửa Hemiptera, 01 loài thuộc bộ Cánh cứng Coleoptera.
- Lập danh mục các loài thuộc bộ cánh nửa và loài thiên địch thu thập được ở Việt Nam hiện nay;
- Nghiên cứu sơ bộ về phân loại các loài sâu bệnh và thiên địch ở Hàn Quốc và Việt Nam, cũng như thiết lập dữ liệu hình thái cho từng nhóm sâu bệnh và thiên địch thông qua nghiên cứu phân loại. Từ đó lập danh sách các loài săn mồi có thể được dùng làm thiên địch trong tự nhiên;
- Góp phần nghiên cứu các loài chưa được ghi nhận, phát hiện mới và giám định lại các loài bộ cánh nửa nội địa ở Việt Nam và Hàn Quốc.
- Có 04 bài báo được công bố có ghi nhận mã số của đề tài; trong đó, 01 bài quốc tế thuộc danh mục SCIE, 01 bài quốc tế có mã ISSN, và 02 bài thuộc tạp chí trong nước uy tín.

 

Những đóng góp mới

-    Đóng góp dẫn liệu cho xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học;
-    Cung cấp các dữ liệu có giá trị về sự đa dạng các loài thuộc bộ Cánh nửa Hemiptera ở Việt Nam;
-    Góp phần nghiên cứu các loài chưa được ghi nhận, phát hiện mới và giám định lại các loài bộ cánh nửa nội địa ở Việt Nam và Hàn Quốc.

*** Sản phẩm cụ thể giao nộp:

- Các bài báo đã công bố (liệt kê):
+  Bài báo thuộc tạp chí SCIE:
Junggon Kim, Quoc Toan Phan, Hong Thai Pham, Sunghoon Jung (2024) First record of the genus Liocapsus Poppius, 1915 (Hemiptera: Heteroptera: Miridae) from Vietnam, with description of a new species. Zootaxa.
+ Bài báo quốc tế có mã ISSN:
Junggon Kim, Marcos Roca-Cusachs, Thai Hong Pham Pham, and Sunghoon Jung (2023). Cretanabis kerzhneri gen. et sp. nov., the oldest nabine genus and species (Hemiptera: Heteroptera: Nabidae) from the mid-Cretaceous Burmese amber. Palaeoentomology 006 (1): 041–048.
+ Bài báo thuộc tạp chí trong nước uy tín có ISSN
1.    Hoang Yen, L., Thai, P. H., & Constant, J. (2022). A new species of PlatylomiaStål, 1870 (Hemiptera: Cicadidae) from Vietnam, with a key to species. Academia Journal of Biology, 44(1), 23–31. https://doi.org/10.15625/2615-9023/16757
2.    Yen Hoang Luu, Thai Hong Pham, Hong Minh Bui, & Jerome Constant. (2022). A new species of the genus Macrosemia from Vietnam. Vietnam Journal of Science, Technology and Engineering, 64(2), 82-85.
- Các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích (liệt kê nếu có): không
- Các sản phẩm (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ): 01 Bộ mẫu gồm 300 mẫu thuộc bộ Cánh nửa Hemiptera (tập trung chủ yếu ở Auchenorrhyncha và các họ Pentatomidae, Miridae và một số ít các họ khác thuộc bộ).
- Đào tạo: Góp phần đào tạo 01 Thạc sĩ

 

Kiến nghị

Tiếp tục được hỗ trợ kinh phí để nghiên cứu sâu hơn về phân tích dữ liệu hình thái và sinh học phân tử để xác định loài gây bệnh và lựa chọn loài thiên địch của bộ cánh nửa mục tiêu và bảo tồn đa dạng sinh học của các nhóm côn trùng thiên địch đã nghiên cứu.

 

Ảnh nổi bật đề tài
1730951161633-phamhongthai.JPG