Thông tin Đề tài

Tên đề tài Xây dựng bộ quy trình phân tích độc tố tự nhiên trong một số loài động vật biển Việt Nam
Mã số đề tài TĐĐTB0.01/21-23
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Hải dương học
Thuộc Danh mục đề tài Đề tài, dự án trọng điểm cấp Viện HLKHCNVN
Họ và tên PGS.TS. Đào Việt Hà
Thời gian thực hiện 01/01/2021 - 31/12/2023
Tổng kinh phí 12.000,00 triệu đồng
Xếp loại Đạt loại A
Mục tiêu đề tài

- Sàng lọc một số nhóm độc tố tự nhiên thường gặp trong động vật biển Việt Nam;
- Xây dựng bộ quy trình phân tích độc tố tự nhiên trong một số loài động vật biển Việt Nam để áp dụng đánh giá an toàn thực phẩm biển.

 

Kết quả chính của đề tài

-    Về khoa học:
+ Đã xây dựng được danh mục loài cá, động vật thân mềm và giáp xác có liên quan đến độc tố TTX (cá, động vật thân mềm, giáp xác), DA (động vật hai mảnh vỏ), STX (giáp xác) và CTX (cá rạn san hô) với đầy đủ các đặc điểm về phân loại, hình ảnh và tiêu bản kèm theo.
+ Đã phát triển 12 quy trình tách chiết và phân tích độc tố TTX, CTX, STX và DA trong động vật biển Việt Nam với các thông số đánh giá kèm theo.
-    Về ứng dụng: các kết quả nghiên cứu của hợp phần đã và đang được ứng dụng để phân tích định lượng các độc tố TTX, CTX, STX và DA trong thực phẩm biển phục vụ cảnh báo an toàn thực phẩm biển và xuất khẩu.

 

Những đóng góp mới

Lần đầu tiên tại Việt Nam, các quy trình thực nghiệm về tách chiết và phân tích độc tố TTX, CTX, STX và DA trong động vật biển Việt Nam đã được phát triển đồng bộ và được kiểm nghiệm, ban hành sử dụng tại phòng thí nghiệm trọng điểm cấp Viện Hàn lâm KHCNVN về An toàn thực phẩm và Môi trường (khu vực miền Trung) tại Viện Hải dương học, từ đó có thể tiếp tục nghiên cứu mở rộng để áp dụng trong kiểm định độc tố trong đánh giá an toàn thực phẩm biển.

 

*** Sản phẩm cụ thể giao nộp:
- Các bài báo đã công bố (liệt kê):
1. Ha Viet Dao, Aya Uesugi, Hajime Uchida, Ryuichi Watanabe, Ryoji Matsushima, Zhen Fei Lim, Steffiana J Jipanin, Ky Xuan Pham, Minh-Thu Phan, Chui Pin Leaw, Po Teen Lim, Toshiyuki Suzuki (2021). Identification of Fish Species and Toxins Implicated in a Snapper Food Poisoning Event in Sabah, Malaysia, 2017. Toxins 2021, 13, 657. https://doi.org/10.3390/toxins13090657. (ISSN: 2072-6651; SCIE; IF: 4.2; Q1).
2. Ha Viet Dao, Hy Ho Khanh Le, Thao Thi Thu Le, Ky Xuan Pham, Minh Quang Bui & Leo Lai Chan (2022). Ciguatoxin in moray eels raising the risk for seafood safety in Viet Nam. Fisheries Science 88, 821-830. https://doi.org/10.1007/s12562-022-01638-6. (e.ISSN:1444-2906; Print ISSN:0919-9268; IF: 1.9; Q2)
3. Dao Viet Ha, Le Ho Khanh Hy, Pham Xuan Ky, Bui Quang Nghi, Nguyen Phuong Anh, Phan Bao Vy, Doan Thi Thiet (2023). Frequent occurrence of tetrodotoxin in the marine gastropod Nassarius glans causing a food poisoning in Khanh Hoa province, Vietnam in 2020. Vietnam Journal of Marine Science and Technology 23(2), 203–208. https://doi.org/10.15625/1859-3097/18080. (ISSN 1859-3097; e-ISSN 2815-5904).
4. Pham Thi Mien, Jutta Wiese, Dao Viet Ha (2023). Metabolites from the soft coral -associated bacterium Micrococcus sp. strain A-2-28. Vietnam Journal of Marine Science and Technology 23(2), 181–188. https://doi.org/10.15625/1859-3097/18414 (ISSN 1859-3097; e-ISSN 2815-5904).
5. Pham Thi Mien, Dao Viet Ha, Cornelis Verduyn (2023). Nutritional effects on biomass and metabolic products by Aurantiochytrium sp. Vietnam Journal of Science, Technology and Engineering, Part C. 65(4). 94-100. DOI: 10.31276/VJSTE.65(4).94-100.
6. Dao Viet Ha, Le Ho Khanh Hy, Pham Xuan Ky, Nguyen Ngoc Tung, Hajime Uchida (2021). Identification of Ciguatoxin-1b using LC/MS-MS with Selected Ion Monitoring (SIM) technoque in Vietnam. The Proceeding on The 7th analytica Vietnam Conference. Ha Noi. ISBN: 978-604-369-618-9.
- Các sản phẩm cụ thể:
+ Danh mục một số loài động vật biển Việt Nam chứa độc tố tự nhiên (bao gồm hình ảnh, miêu tả và có tiêu bản kèm theo).
* Tên khoa học, tên Việt Nam, hình ảnh của 03 loài cá biển Việt Nam chứa độc tố TTX.
* Tên khoa học, tên Việt Nam, hình ảnh của 03 loài cá biển Việt Nam có khả năng chứa độc tố CTX.
* Tên khoa học, tên Việt Nam, hình ảnh của 03 loài thân mềm biển Việt Nam chứa độc tố TTX.
* Tên khoa học, tên Việt Nam, hình ảnh của 01 loài thân mềm biển Việt Nam chứa độc tố domoic acid.
* Tên khoa học, tên Việt Nam, hình ảnh của 02 loài giáp xác biển Việt Nam chứa độc tố TTX.
* Tên khoa học, tên Việt Nam, hình ảnh của 01 loài giáp xác biển Việt Nam chứa độc tố STX.
+ 06 quy trình thực nghiệm phân tích độc tố tự nhiên trong động vật biển Việt Nam:
* Phân tích độc tố TTX (tetrodotoxins) trong cá nóc biển Việt Nam (bằng sắc ký lỏng khối phổ LCMS 8040 Shimadzu);
* Phân tích độc tố TTX (tetrodotoxins) trong động vật thân mềm biển Việt Nam (bằng sắc ký lỏng HPLC-FD Shimadzu 20AD);
* Phân tích độc tố TTX (tetrodotoxins) trong động vật giáp xác biển Việt Nam (bằng sắc ký lỏng khối phổ LCMS 8040 Shimadzu);
* Phân tích độc tố domoic acid trong động vật hai mảnh vỏ biển Việt Nam (bằng sắc ký lỏng HLPC-UV Shimadzu 20 AC);
* Phân tích độc tố STX (saxitoxin) trong động vật giáp xác biển Việt Nam (bằng sắc ký lỏng HPLC-FD Shimadzu 20AD và hệ phản ứng sau cột);
* Phân tích độc tố CTX (ciguatoxin) trong cá rạn biển Việt Nam (bằng sắc ký lỏng khối phổ LCMS 8040 Shimadzu).
+ 06 quy trình thực nghiệm tách chiết độc tố tự nhiên trong động vật biển Việt Nam:
* Tách chiết tetrodotoxin từ một số loài cá nóc biển Việt Nam;
* Tách chiết tetrodotoxin từ một số động vật thân mềm biển Việt Nam;
* Tách chiết tetrodotoxin từ động vật giáp xác biển Việt Nam;
* Tách chiết độc tố domoic acid từ mẫu động vật hai mảnh vỏ biển Việt Nam;
* Tách chiết độc tố saxitoxin từ mẫu động vật giáp xác biển Việt Nam;
* Tách chiết độc tố ciguatoxin từ mẫu cá rạn san hô ở biển Việt Nam;
+ Báo cáo Tổng hợp kết quả của Hợp phần số 1.
- Các sản phẩm khác: Hợp phần số 1 đã đào tạo thành công 02 thạc sĩ, trong đó 01 thạc sĩ đã nhận bằng:
* Đỗ Thị Thái Nguyên. Xây dựng quy trình thực nghiện phân tích định lượng chloramphenicol tồn dư trong một số sản phẩm động vật bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ kép (LC-MS/MS) tại Việt Nam. Hướng dẫn: PGS.TS. Đào Việt Hà, TS. Bùi Quang Minh. Theo quyết định số 275/QD-HVKHCN ngày 19/03/2021. Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ theo quyết định số 873/QĐ-HVKHCN ngày 7/7/2023.
* Võ Thị Đoan Trang. Xây dựng quy trình phân tích độc tố tetrodotoxins trong ốc biển ở Việt Nam bằng LC-MS/MS. Hướng dẫn: PGS.TS. Đào Việt Hà. Theo quyết định số 1434/QD-HVKHCN ngày 21/09/2022. Quyết định 1286/QĐ-HVKHCN ngày 01/11/2023 về việc thành lập Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ. Biên bản họp hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ ngày 22 tháng 11 năm 2023.

 

Địa chỉ ứng dụng

Các viện nghiên cứu, trường đại học và các phòng thí nghiệm liên quan đến phân tích độc tố tự nhiên trong thực phẩm biển.

 

Kiến nghị Cần áp dụng 12 quy trình thực nghiệm được phát triển trong Hợp phần số 1 trên nền mẫu rộng và lớn hơn để nâng cao hiệu suất phân tích.
Ảnh nổi bật đề tài
1718683600048-dvha.jpg