Thông tin Đề tài

Tên đề tài Sulfated polysaccharide từ động vật da gai Việt Nam: cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học (Sulfated polysaccharides of the Vietnamese echinoderms: Chemical structures and biological activities)
Mã số đề tài QTRU01.07/21-22
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang
Cơ quan phối hợp Viện Hóa học hữu cơ N.D. Zelinsky - Viện Hàn lâm khoa học Nga
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế
Họ và tên TS. Cao Thị Thúy Hằng và VS. Nikolay E Nifantiev
Thời gian thực hiện 01/05/2021 - 31/05/2023
Tổng kinh phí 200 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

- Nghiên cứu phân lập sulfated polysaccharide từ hai loài Da gai thuộc chi Holothuria và Tripneustes sống ở vùng biển Việt Nam.
- Đánh giá hoạt tính sinh học (chống đông máu, chống huyết khối) của poly-oligosaccharide thu được.

 

Kết quả chính của đề tài

Kết quả thu được các mẫu sulfate polysaccharide từ 08 loài động vật Da gai gồm 06 loài hải sâm và 02 loài cầu gai thu thập ở Vùng biển Khánh Hòa.
Đề tài đã chiết xuất được các hợp chất polysaccharide sulfate từ các loài sinh vật thu thập này. Trong đó, 02 loài hải sâm là H.spinifera và B.argus đã được làm sạch ở bước sâu hơn bằng sắc ký trao đổi ion. Thành phần hóa học và cấu trúc của các phân đoạn thu nhận được đã được xác lập. Polysacchairde sulfate từ hải sâm có hai dạng cấu trúc là FCS (Fucosylated chondroitin sulfates) và FS (fucan sulfate). Cả hai FCS đã cho thấy hoạt tính chống đông máu đáng kể trong thử nghiệm thời gian đông máu và tăng cường khả năng ức chế của thrombin, nhưng không ảnh hưởng đến factor Xa., cấu trúc này được xác nhận bằng phổ NMR của polysaccharide không có sulfat. Mặc dù có nồng độ sulfate đáng kể, FS-BA-AT thực tế không có hoạt tính chống đông máu.

 

Những đóng góp mới

Kết quả nhiệm vụ đã xác định được đặc điểm cấu trúc và hoạt tính chống đông tụ máu của các hợp chất PS chiết xuất từ hai loài hải sâm là H.spinifera và B.argus. Các mẫu có hoạt tính tốt nhất có tiềm năng để phát triển các loại thuốc chống đông máu, chống huyết khối.

 

*** Sản phẩm cụ thể giao nộp:
- Bài báo đã công bố:
Nadezhda E Ustyuzhanina, Maria I Bilan, Andrey S Dmitrenok, Eugenia A Tsvetkova, Sofya P Nikogosova, Cao Thi Thuy Hang, Pham Duc Thinh, Dinh Thanh Trung, Tran Thi Thanh Van, Alexander S Shashkov, Anatolii I Usov, Nikolay E Nifantiev (2022). Fucose-Rich Sulfated Polysaccharides from Two Vietnamese Sea Cucumbers Bohadschia argus and Holothuria (Theelothuria) spinifera: Structures and Anticoagulant Activity, Mar. Drugs  20(6), 380; https://doi.org/10.3390/md20060380
- Bản sao của quyết định công nhận đề tài luận văn thạc sĩ và người hướng dẫn luận văn, TS. Phạm Đức Thịnh – TVC của Nhiệm vụ và giấy chứng nhận học viên đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ.

 

Kiến nghị

* Kiến nghị:
Vì nghiên cứu chỉ mới tập trung vào hai loài hải sâm, nên tiếp tục nghiên cứu các loài còn lại để có cái nhìn toàn diện về đặc điểm cấu trúc và hoạt tính sinh học của chúng của PS thu nhận từ các loài Da gai vùng biển Việt Nam.
Nhiệm vụ vẫn chưa thực hiện được đoàn ra để thực hiện sự trao đổi khoa học đã đến một số nội dung vẫn chưa được hoàn thiện nhưng nội dung điều chế oligosaccharide từ polysaccharide có hoạt tính. Do đó đề tại kiến nghị đơn vị chủ quản tạo điều kiện cho sự hợp tác và trao đổi khoa học giữa Việt Nam và Nga để tăng cường chia sẻ kiến thức và kết quả nghiên cứu.
* Đề xuất:
Với các kết quả thu được của Nhiệm vụ, chúng tôi đề xuất một số hướng nghiên cứu để có thể nghiên cứu tiếp tục các  polysaccharide từ nguồn gốc biển:
Nghiên cứu tối ưu hóa quy trình chiết xuất polysaccharide sulfate có hoạt tính chống đông máu tốt để thu nhận PS hiệu suất cao, định hướng ứng dụng thực phẩm chức năng, dược phẩm.
Nghiên cứu ứng dụng sản phẩm PS từ hải sâm để phát triển thành sản phẩm thương mại hóa trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, dược phẩm.
Mở rộng đối tượng nghiên cứu: Tiếp tục mở rộng đối tượng nghiên cứu đến các loài Da gai khác như sao biển, nhện biển ....

 

Ảnh nổi bật đề tài
1718252456726-caothuyhang.jpg