Thông tin Đề tài
Tên đề tài | Nhện bắt mồi (Acari: Phytoseiidae): tác nhân tăng cường và kiểm soát sinh học các loài nhện hại trên cây có múi |
Mã số đề tài | KHCBSS.01/20-22 |
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) | Viện Sinh học Nhiệt đới |
Họ và tên | PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo |
Thời gian thực hiện | 01/01/2020 - 31/12/2023 |
Tổng kinh phí | 1.500 triệu đồng |
Xếp loại | Xuất sắc |
Mục tiêu đề tài | - Đánh giá được thành phần loài nhện hại và nhện bắt mồi trên cây có múi; |
Kết quả chính của đề tài | - Về khoa học: * Đã đánh giá được hiện trạng canh tác cây có múi tại các tỉnh Nam bộ bao gồm phương thức sản xuất và kinh nghiệm canh tác, thông tin về giống và kỹ thuật trồng, tình hình sử dụng phân bón và chất kích thích sinh trưởng cũng như tình hình sâu bệnh hại chính và các hoạt chất sử dụng trên bưởi Da Xanh tại các hộ điều tra; Đã xác định được có 14 loài nhện, côn trùng gây hại trên cây có múi. Bốn loài nhện gây hại được tìm thấy là nhện hại cam quýt (Panonychus citri McGregor), nhện đỏ hai chấm (Tetranychus urticae), nhện vàng (Phyllocoptruta oleivora) và nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus Bank), trong đó nhện P. citri xuất hiện thường xuyên hơn so với các loài khác được ghi nhận. * Đã định danh được có năm loài nhện bắt mồi hiện diện trên cây có múi ở các tỉnh Nam bộ là Amblyseius eharai, Amblyseius lenis, Amblyseius obtuserellus, Typhlodromus ndibu và Amblyseius polisensis. Trong đó có 3 loài mới được ghi nhận lần đầu tiên tại Việt Nam là A. eharai, A. lenis và T. ndibu. Cả 5 loài này đều hiện diện ở mô hình canh tác VietGap và hữu cơ, trong khi ở mô hình canh tác truyền thống chỉ có sự hiện diện cuả 2 loài A. eharai và A. lenis. Mật số của các loài ở 2 mô hình VietGap và hữu cơ cũng cao hơn ở mô hình canh tác truyền thống; Đã xác định được mức độ đa dạng thành phần loài NBM họ Phytoseiidae bằng các chỉ số đa dạng giữa các tỉnh và giữa các mùa trong năm. Loài A. eharai là loài phong phú nhất, tần suất hiện diện của loài này ở ở hai mùa nắng và mưa, ở các khu vực điều tra đều cao hơn các loài còn lại. * Đã đánh giá được khả năng tiêu thụ con mồi ở giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành cái của các loài nhện bắt mồi A. eharai thu thập được trên cây có múi. Theo đó loài P. citri là con mồi ưa thích hơn đối với nhện bắt mồi A. eharai; Đã xây dựng được quy trình nhân sinh khối loài nhện bắt mồi tiềm năng trong năm loài thu thập được là A. eharai với nguồn thức ăn thay thế là trứng Artermia franciscana, có thể dùng con mồi tự nhiên (nhện đỏ) làm nguồn thức ăn bổ sung trong quá trình nhân nuôi sinh khối; Con cái đã qua giao phối được bảo quản tốt nhất ở điều kiện nhiệt độ 5ºC, ẩm độ 95%, tối hoàn toàn trong thời gian 30 ngày, ở điều kiện này, khả năng sinh sản và khả năng ăn mồi của thế hệ sau của con cái sau tồn trữ không bị ảnh hưởng bởi thời gian tồn trữ. * Đã đánh giá khả năng chịu đựng được một số thuốc trừ sâu bệnh phổ biến trên cây có múi của hai loài nhện bắt mồi T. ndibu và A. eharai trong điều kiện phòng thí nghiệm: Bốn loại thuốc Ortus 5EC, Fastac 5EC, Chess 50WG và Applaud 10WP có tính độc với loài nhện bắt mồi T. ndibu và A. eharai ở cả giai đoạn con non và trưởng thành và gây ức chế khả năng thiết lập quần thể của T. ndibu và A. eharai; Thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học Kobisuper 1SL (Matrine) không độc với trưởng thành cái T. ndibu và A. eharai, ít độc với giai đoạn trưởng chưa trưởng thành T. nidibu và A. eharai. Trong khi đó thuốc trừ sâu NeemNim có nguồn gốc từ cây Neem không gây độc đối với cả trưởng thành cái và giai đoạn chưa trưởng thành của A. eharai đồng thời không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của A. eharai ở thế hệ kế tiếp. * Phóng thả nhện bắt mồi để trừ nhện hại trên cây có múi tại các vùng trồng: Đã xác định được tỷ lệ phóng thả thích hợp giữa nhện bắt mồi A. eharai và vật mồi T. urticae là 1:4, giữa nhện bắt mồi A. eharai và vật mồi P. citri là 1:3; Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học hoặc phóng thả nhện bắt mồi A. eharai đơn lẻ hoặc phóng thả A. eharai kết hợp với thuốc trừ sâu sinh học đã khống chế được nhện hại P.citri; NBM A. eharai sau khi phóng thả có thể hình thành quần thể tốt trong điều kiện tự nhiên; Đã đánh giá được hiệu quả kinh tế của các phương pháp phòng trừ: việc phóng thả thiên địch một cách đơn lẻ hoặc phóng thả thiên địch kết hợp với thuốc trừ sâu sinh học đã mang lại hiệu quả trong việc quản lý côn trùng, nhện hại trên cây bưởi và mang lại lợi nhuận mặc dù trong trường hợp này quả bưởi chỉ mới được bán với giá thành như bưởi sản xuất bình thường chứ không phải là sản phẩm bưởi hữu cơ. - Về ứng dụng: * Quy trình nhân nuôi hàng loạt nhện bắt mồi A. eharai đơn giản, dễ áp dụng tại các trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ ở các Viện, trường, tại các công ty về nông nghiệp; * Quy trình phóng thả nhện bắt mồi A. eharai để phòng trừ sâu, nhện hại trên cây có múi có thể được áp dụng để phòng trừ sâu, nhện hại ở các vườn cây có múi canh tác theo hướng hữu cơ, hoặc VietGap để tạo sản phẩm có chất lượng cao, sạch, ít dư lượng hóa chất. |
Những đóng góp mới | - 3 loài nhện bắt mồi mới hiện diện trên cây có múi tại các tỉnh Nam bộ được ghi nhận lần đầu tiên tại Việt Nam là Amblyseius eharai, Amblyseius lenis và Typhlodromus ndibu. Trong đó loài A. eharai là loài tiềm năng, có thể nhân nuôi sinh khối và sử dụng để phóng thả phòng trừ các loài nhện hại trên cây có múi; |
Ảnh nổi bật đề tài | |