Thông tin Đề tài

Tên đề tài Đánh giá hiện trạng đa dạng loài thú, chim, bò sát và ếch nhái trên một số đảo ven bờ ở Việt Nam và dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phân bố của một số loài nguy cấp, quý, hiếm
Mã số đề tài KHCBSS.02/20-22
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Thuộc Danh mục đề tài Khoa học cơ bản
Họ và tên Nguyễn Trường Sơn
Thời gian thực hiện 01/01/2020 - 31/12/2022
Tổng kinh phí 1.500.000.000 đ
Xếp loại Đạt loại A
Mục tiêu đề tài

1) Đánh giá được hiện trạng đa dạng các loài thú, chim, bò sát và ếch nhái trên một số đảo ven bờ của Việt Nam.
    2) Đánh giá được đặc điểm phân bố và mối quan hệ về thành phần loài thú, chim, bò sát và ếch nhái cũng như quan hệ di truyền tiến hoá của một số loài ở một số đảo ven bờ so với các khu vực lân cận trên đất liền.
    3) Dự báo được sự thay đổi về phân bố của một số loài đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm theo viễn cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
    4) Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn các loài thú, chim, bò sát và ếch nhái trên một số đảo ven bờ phù hợp với điều kiện địa phương.

 

Kết quả chính của đề tài

Đề tài đã khảo sát tại 3 đảo đại diện: Đảo Cát Bà (Hải Phòng) (miền Bắc), đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) (miền Trung) và Đảo Phú Quốc (Kiên Giang) (miền Nam) và kết hợp điều tra bổ sung Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Hòn Nghệ (Kiên Giang), Hòn Khoai (Cà Mau) (miền Nam). Một số kết quả thu được:
•     4 báo cáo chuyên đề về đa dạng thành phần loài và đặc điểm điểm phân bố của các loài thú, chim, bò sát và ếch nhái cho 3 đảo đại diện: Cát Bà, Cù Lao Chàm, Phú Quốc và một báo cáo tổng hợp đầy đủ ở Cát Bà, Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc, Hòn Nghệ và Hòn Khoai
    - Ghi nhận được 95 loài thú thuộc 21 họ, 7 bộ; 236 loài chim thuộc 57 họ, 19 bộ; 105 loài bò sát thuộc 21 họ, 42 loài ếch nhái thuộc 6 họ, 2 bộ. Trong nhóm thú, bộ Dơi và bộ Gặm nhấm chiếm ưu thế, ghi nhận số loài nhiều nhất trong nhóm thú. Trong nhóm chim, Bộ Sẻ và bộ Rẽ chiếm ưu thế và ghi nhận được nhiều loài nhất. Trong nhóm bò sát, họ Rắn nước chính thức và họ Tắc kè chiếm ưu thế. Trong nhóm ếch nhái, họ Ếch cây, họ Nhái Bầu chiếm ưu thế và ghi nhận được nhiều loài nhất.
    - Trong 3 khu vực khảo sát chủ yếu, VQG Cát Bà, VQG Phú Quốc được ghi nhận có sự đa dạng nhất về số lượng và thành phần loài thú, chim và ếch nhái. VQG Côn Đảo được ghi nhận có sự đa dạng nhất về số lượng, thành phần loài bò sát.
    - Nghiên cứu cũng đã ghi nhận 95 loài có giá trị bảo tồn gồm 30 loài thú, 40 loài chim, 22 loài bò sát và 3 loài ếch nhái.
    - Kết quả phân tích sinh học phân tử đã đánh giá mối quan hệ di truyền giữa đảo với đất liền trên một số loài lựa chọn: gồm loài Đồi Tupaia belangeri, Sóc đỏ Callosciurus finlaysonii và công bố một phân loài mới Sóc đỏ hòn nghệ Calloscỉuus finlaysonii honghensis.
- Đánh gia mức độ tương đồng về thành phần loài các loài thú, chim, bò sát và ếch nhái cho thấy: mức độ tương đồng về thành phần loài thú giữa các đảo ven bờ của Việt Nam không cao, ở mức dưới trung bình. Kết quả phân tích trên nhóm thú cho thấy VQG Phú Quốc, VQG Côn Đảo và đảo Cù Lao Chàm có mức độ tương đồng hơn, hợp thành một nhóm, còn VQG Cát Bà tách thành một nhóm riêng. Ở nhóm chim, mức độ tương đồng về thành phần loài không cao. Kết quả cũng cho thấy VQG Côn Đảo, Đảo Cù Lao Chàm và VQG Cát Bà có mức độ tương đồng hơn, tập hợp thành một nhóm, còn VQG Phú Quốc tách thành một nhóm riêng. Ở nhóm bò sát, mức độ tương đồng về thành phần loài không cao, ở mức trung bình. Kết quả cho thấy VQG Côn Đảo, Đảo Cù Lao Chàm và VQG Phú Quốc có mức độ tương đồng hơn, hợp thành một nhóm, còn VQG Cát Bà tách thành một nhóm riêng. Ở nhóm ếch nhái, mức độ tương đồng không cao, thấp dưới trung bình. Kết quả cho thấy VQG Côn Đảo, VQG Cát Bà và VQG Phú Quốc có mức độ tương đồng hơn, hợp thành một nhóm, còn Đảo Cù Lao Chàm tách thành một nhóm riêng.
•     Xây dựng 8 sơ đồ phân bố một số loài quý hiếm, đặc hữu, gồm: 8 loài thú, 1 loài chim, 7 loài bò sát, 4 loài ếch nhái ở đảo Cát Bà, 7 loài bò sát ở đảo Cù Lao Chàm, 9 loài thú, 1 loài chim, 3 loài bò sát ở Phú Quốc
•     Xây dựng bộ mẫu phục vụ công tác nghiên cứu, gồm 45 tiêu bản của 25 loài thú nhỏ và 20 loài bò sát, ếch nhái.
•     Báo cáo tổng hợp đã thống kê cập nhật tất cả các kết quả của đề tài trên cơ sở các số liệu thu thập được ở ba đảo (Cát Bà, Cù Lao Chàm, Phú Quốc) và điều tra bổ sung ở Côn Đảo, Hòn Nghệ và Hòn Khoai.
    - Ghi nhận được về hiện trạng đa dạng thành phần loài và giá trị bảo tồn của các loài thú, chim, bò sát, và ếch nhái trên một số đảo ven bờ của Việt Nam
    - Ghi nhận đặc điểm phân bố và phân tích mối quan hệ về thành phần loài thú, chim, bò sát và ếch nhái giữa các đảo ven bờ đồng thời so với các khu vực lân cận trên đất liền.
    - Các nhân tố tác động đến các loài động vật là mất, suy thoái và bị chia cắt sinh cảnh sống; xây dựng công trình giao thông, chặt phá rừng và khai thái lâm sản; các yếu tố bên trong hệ sinh thái; việc săn bắt các loài động vật và tác động của biến đổi khí hậu.
    - Dự báo sự thay đổi về phân bố của một số loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm theo viễn cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam: các quần thể có thể di chuyển hoặc rời đi nơi khác (với các loài có thể bay như chim, dơi) hoặc quần thể loài sẽ bị suy giảm hoặc diệt vọng.
    - Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn các loài thú, chim, bò sát và ếch nhái trên một số đảo ven bờ phù hợp với điều kiện địa phương: xây dựng chiến lược bảo tồn, nâng cao hiệu quả bảo tồn, phát triển du lịch bền vững.
•     Công bố quốc tế các bài báo khoa học (5 bài báo) và bài báo tạp chí uy tín trong nước (1 bài báo) trên cơ sở bộ mẫu vật thu thập và hỗ trợ đào tạo cán bộ trẻ trong công tác nghiên cứu khoa học trên cơ sở bộ mẫu vật thu thập.

Những đóng góp mới

Những đóng góp mới của đề tài:
    - Mô tả 01 phân loài Sóc mới ở khu vực đảo nghiên cứu trên cơ sở kết quả nghiên cứu sinh học phân tử và hình thái học;
    - Đánh giá sự sai khác về hình thái của một số phân loài Sóc trên cơ sở kết quả nghiên cứu sinh học phân tử và hình thái học;
    - Bổ sung mô tả hình thái của tất cả các loài thuộc giống Goniurosaurus ở Việt Nam và cung cấp khoá định loại cho tất cả các loài thuộc giống Goniurosaurus phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
    - Xây dựng danh sách cập nhật nhất về đa dạng các loài thú, chim, bò sát và ếch nhái tại khu vực đảo nghiên cứu;
    - Xây dựng danh sách đầy nhất về hiện trạng và phân bố của các loài thú, chim, bò sát và ếch nhái ở các đảo nghiên cứu;
    - Xác định một số các nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến suy giảm tài nguyên các loài thú, chim, bò sát và ếch nhái ở các đảo nghiên cứu;
    - Dự báo sự thay đổi về phân bố của một số loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm theo viễn cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam;
    - Đề xuất một số giải pháp cụ thể cho công tác quản lý và bảo tồn ở các đảo nghiên cứu.

***   Sản phẩm cụ thể giao nộp:
    - 4 báo cáo chuyên đề về đa dạng thành phần loài và đặc điểm điểm phân bố của các loài thú, chim, bò sát và ếch nhái trên một số đảo ven bờ ở Việt Nam.
    - 8 sơ đồ phân bố một số loài quý, hiếm, đặc hữu trên một số đảo ven bờ.
    - Báo tổng tổng kết toàn bộ các nội dung đề tài
    - Bộ mẫu gồm 45 tiêu bản của 25 loài thú nhỏ và 20 loài bò sát, ếch nhái.
    - Các bài báo đã công bố (liệt kê)
    1. Duong Thuy Vu, Son Truong Nguyen, Masaharu Motokawa, Tu Ngoc Ly, Phuong Huy Dang, Hai Tuan Bui, Minh Duc Le, Hideki Endo and Tatsuo Oshida, (2022). A new subspecies of Finlayson’s squirrel from an isolated island offshore of the Indochina Peninsula in southern Vietnam. Mammalia 2022; 86(1): 66–76.
    2. Hai Ngoc Ngo, Huy Quoc Nguyen, Hieu Minh Tran, Hanh Thi Ngo, Minh Duc Le, Laurenz Rafael Gewiss, Mona van Schingen-khan, Truong Quang Nguyen, Thomas Ziegler (2021). A morphological and molecular review of the genus Goniurosaurus, including an identification key. European Journal of Taxonomy 751: 38–67.
    3. Laurenz Rafael Gewiss, Hai Ngoc Ngo, Mona van Schingen-khan, Khoi Vu Nguyen, Truong Quang Nguyen, Anna Rauhaus, Thomas Ziegler (2021). Photographic identification of Cnemaspis psychedelica: A useful tool to improve the regulation of international Wildlife trade. Herpetological Conservation and Biology 16(1):142–149.
    4. Nguyen Truong Son, Alexander P. Yuzefovich & Sergei V. Kruskop, 2022. First documented bat records on the Hon Tre Island, Nha Trang Bay, Vietnam. Russian Journal of Theriology, 21(2).
    5. Alexander, P. Yuzefovich, Ilya V. Artyushin, Alexey E. Skopin, Nguyen Truong Son, Sergei V. Kruskop, 2022. Tangled story: diversity of the Hipposideros “larvatus” species complex (Chiroptera: Hipposideridae) in mainland Asia. Zootaxa, 5200(1): 073 – 095.
    6. Vu Thuy Duong, Nguyen Truong Son, Bui Tuan Hai, Ly Ngoc Tu, Dang Huy Phuong, Tran Anh Tuan, Masaharu Motokawa, Hideki Endo, Tatsuo Oshida, (2021). Biogeographical variation on craniomandibular morphology in Pallas’s squirrel Callosciurus erythraeus (Pallas, 1779) (Rodentia: Sciuridae) in Vietnam. Academia journal of biology, 43(4): 25–43.

Ảnh nổi bật đề tài
1701851441632-T10 ntson.png