Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu tách chiết và xác định tác động của hợp chất kháng vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm từ loài Trầu không (Piper betle L), chi Hồ tiêu
Mã số đề tài GUST.STS.ĐT2020-SH09
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Học viện Khoa học và Công nghệ
Thuộc Danh mục đề tài Chương trình sau tiến sỹ tạo nguồn lực khoa học công nghệ cho Viện Hàn lâm KHCNVN
Họ và tên TS. Lê Thị Thu Hằng
Thời gian thực hiện 01/09/2020 - 30/09/2022
Tổng kinh phí Tổng 408.000.000 đồng Kinh phí đề tài: 300.000.000 đồng Học bổng: 108.000.000 đồng (4.500.000 đồng/tháng trong 24 tháng)
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

- Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn và tách chiết được hợp chất kháng khuẩn thu được từ loài Trầu không (Piper betle L) thuộc chi Hồ tiêu chống lại vi khuẩn gây bệnh ngộ độc thực phẩm

 

Kết quả chính của đề tài

- Đã xác định hoạt tính kháng khuẩn của bốn loại dịch chiết cây Trầu không Piper belte L của Việt Nam gồm methanol, ethanol, aceton và ethyl acetate đối với 9 chủng vi sinh vật (S. aureus, L. monocytogenes, E. faecalis, E. coli, P. aeruginosa, K. pneumoniae, S. enterica serovar Typhimurium, S. flexneri và C. abricans), trong hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất (D = 15 – 27 mm) đối với các chủng vi khuẩn E. coli, S. aureus, E. fecalis và nấm men C. Abricans;
- Đã xác định được nồng độ ức chế tối thiểu (MIC = 40 – 100 mg/ml) của dịch chiết cây Trầu không đối với các chủng vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, trong đó hiệu quả nhất đối với chủng E. coli, S. aureus và C. albicans (MIC = 40 mg/ml). Như vậy, dịch chiết cây Trầu không có hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng và có hiệu quả cao đối với nhóm vi khuẩn Gram dương.
- Đã nghiên cứu tinh sạch và xác định cấu trúc 10 hợp chất từ loài Trầu không  trong đó có 4 hợp chất lần đầu tiên được phát hiện là piperbetamide A; piperbetamide B; piperbetamide C và piperbetamide D, cùng với 6 hợp chất đã biết là 3,4-dihydroxyallylbenzene; 3-O-β-D-glucopyranosyl-4-hydroxyallylbenzene; 3-O-β-D-glucopyranosyl-4-methoxyallylbenzene; 4-O-β-D-glucopyranosyl-3-hydroxyallylbenzene; 4-O-β-D-glucopyranosyl-3-methoxyallylbenzene; và 3,4-di-O-β-D-glucopyranosylallylbenzene.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả 10 hợp chất có phổ hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng và có tác dụng trên cả các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc, với MIC giao động từ 16 - 256 µg/ml. Đáng chú ý là, hợp chất 3,4-di-O-β-D-glucopyranosylallylbenzene có hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất, đặc biệt hiệu quả đối với vi khuẩn  L. monocytogenes,   S. aureus kháng methicilin và E. faecalis kháng vancomycin với MIC = 16 µg/ml. Hợp chất piperbetamide C và piperbetamide D có hoạt tính kháng khuẩn mạnh đối với vi khuẩn S. aureus kháng methicilin với MIC = 16 µg/ml.  
- Trong nhóm vi khuẩn Gram âm, các hợp chất piperbetamide A, piperbetamide C, piperbetamide D, 3-O-β-D-glucopyranosyl-4-hydroxyallylbenzene và 3,4-di-O-β-D-glucopyranosylallylbenzene có hoạt tính kháng khuẩn tốt đối với S. flexneri (MIC = 32 µg/ml).
- Như vậy, đề tài đã hoàn thành đầy đủ các nội dung đã đăng ký theo Thuyết minh đề tài. Kết quả của đề tài đã được công bố trên tạp chí Natural Product Research (IF = 2.6, Q2) thuộc danh mục tạp chí quốc tế uy tín SCI-E.

 

Những đóng góp mới

- Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên 4 hợp chất mới gồm piperbetamide A; piperbetamide B; piperbetamide C và piperbetamide D được phân lập từ cây Trầu không của Việt Nam.

 

* Sản phẩm cụ thể giao nộp:
- Các bài báo đã công bố:
Hang, L. T. T., Huy, N. Q., Tam, T. T. T., Huong, L. T., Nam, P. H., Dang, N. H., Quyet-Tien, P., Trang, D. T., Yang, S. Y. Tai, B. H. (2022). Four new N-phenethylbenzamide derivatives from the stems of piper betle and their antimicrobial activity. Nat Prod Res. Pages 1 – 9. DOI: 10.1080/14786419.2022.2114473

Ảnh nổi bật đề tài
1684813740601-T5 lethuhang.jpg