Thông tin Đề tài

Tên đề tài Lịch sử biến chất của địa khối Kontum giai đoạn Ordovic-Silur,
Mã số đề tài GUST.STS.ĐT2020-KHTĐ02
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Học viện Khoa học và Công nghệ
Thuộc Danh mục đề tài Chương trình sau tiến sỹ tạo nguồn lực khoa học công nghệ cho Viện Hàn lâm KHCNVN
Họ và tên TS. Bùi Thị Sinh Vương
Thời gian thực hiện 01/09/2020 - 30/09/2022
Tổng kinh phí 300 triệu, nhận học bổng 4,5 triệu/tháng trong 24 tháng, tổng: 408 triệu.
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

- Nhận diện và khoanh vùng các đá biến chất có tuổi biến chất Ordovic–Silur và đá magma có tuổi kết tinh magma Ordovic–Silur trong khu vực địa khối Kontum;
- Xác định điều kiện P–T của các đá biến chất tuổi biến chất Ordovic–Silur;
- Làm sáng tỏ lịch sử biến chất của địa khối Kontum và phần nam đai Trường Sơn giai đoạn Ordovic–Silur bằng cách xây dựng đường cong P–T–t của các đá biến chất giai đoạn Ordovic–Silur thuộc các phức hệ biến chất trong khu vực nghiên cứu.

 

Kết quả chính của đề tài

- Về khoa học:
+ Lịch sử biến chất của khu vực nghiên cứu được xác định như sau: Các đá biến chất thuộc phức hệ Kannack trải qua pha biến chất nhiệt độ cao (HT) tới siêu cao (UHT) giai đoạn Permi–Trias. Đỉnh biến chất đạt điều kiện nhiệt độ cực đại trong khoảng ~ 250–265 Tr.n, theo sau là pha biến chất lùi tại ~ 250 Tr.n. Cuối cùng, giai đoạn hydrat hoá mạnh liên quan tới sự thành tạo của các khoáng vật thứ sinh muscovit và chlorit diễn ra tại ~ 230 Tr.n. Hai pha biến chất HT gồm Ordovic–Silur (~ 430–450 Tr.n) trong đó giai đoạn biến chất tiến triển diễn ra trong khoảng ~ 440–450 Tr.n và Permi–Trias (~ 240–250 Tr.n) với điều kiện biến chất tướng granulit đạt được trong giai đoạn ~ 240–250 Tr.n, theo sau bởi qúa trình giảm áp trong giai đoạn biến chất lùi được ghi nhận đối với các đá thuộc phức hệ Ngọc Linh. Các đá gneiss granat–kyanit–biotit thuộc phức hệ Khâm Đức chỉ chịu ảnh hưởng của pha biến chất áp suất trung bình trong ~ 230–240 Tr.n, phù hợp với giá trị tuổi zircon di sót trẻ nhất tại ~ 250 Tr.n. Giai đoạn biến chất HT (trường bền sillimanit) tại ~ 430–440 Tr.n, theo sau là giai đoạn biến chất lùi (trường bền kyanit) tại ~ 410–420 Tr.n được ghi nhận trong các đá thuộc phức hệ Đại Lộc. Các đá xâm nhập granit mylonit được hình thành do sự nóng chảy một phần của các đá gneiss mẹ tại ~ 430 Tr.n.
- Về ứng dụng:
+ Đặc điểm hành vi của zircon–monazit–granat trong các điều kiện biến chất khác nhau có khả năng ứng dụng trực tiếp vào các vùng đá biến chất khác trên thế giới để giải đoán các đặc điểm thạch học biến chất, lịch sử biến chất của khu vực đó.
+ Các thông tin về lịch sử biến chất, kiến tạo giai đoạn Ordovic–Silur và Permi–Trias của khu vực nghiên cứu là tiền đề quan trọng để làm rõ lịch sử kiến tạo Đông Nam Á và Châu Á giai đoạn Paleozoic sớm–Mesozoic sớm nói riêng, cũng như thành phần vật chất và lịch sử phát triển thạch quyển nói chung khi mở rộng nghiên cứu tới các vùng khác, đặc biệt là các vùng dọc theo các rìa mảng. Đây cũng là nền tảng cơ bản để phát triển các hướng nghiên cứu khác sâu hơn về các quá trình địa động lực, kết hợp với các số liệu cổ từ và cổ sinh vật học để xây dựng các mô hình về quá trình hội tụ và tách giãn lục địa.

Những đóng góp mới

- Đề tài đã bổ sung bộ số liệu đáng tin cậy về thành phần thạch học, địa hoá học các nguyên tố chính, nguyên tố vết và tuổi đồng vị phân tích bằng các phương pháp hiện đại có độ chính xác cao của các mẫu đá magma và đá biến chất thuộc các phức hệ Kannack, Ngọc Linh, Khâm Đức và Đại Lộc.
- Kết hợp với các kết quả nghiên cứu trước, kết qủa nghiên cứu của đề tài đã cung cấp những hiểu biết chi tiết về lịch sử biến chất, kiến tạo giai đoạn Ordovic–Silur và Permi–Trias của các phức hệ biến chất Kannack, Ngọc Linh, Khâm Đức thuộc địa khối Kontum và phức hệ Đại Lộc, thuộc đai Trường Sơn.

 

* Sản phẩm đề tài:

- Các bài báo đã công bố (liệt kê):
+ 01 bài báo ISI: Vuong Bui Thi Sinh, Yasuhito Osanai, Nobuhiko Nakano, Ippei Kitano, Tatsuro Adachi, Anh Tran Tuan, Binh Pham, 2022. Petrology and zircon U–Pb geochronology of pelitic gneisses and granitoids from the Dai Loc Complex in the Truong Son Belt, Vietnam: Implication for the Silurian magmatic-metamorphic event. Journal of Asian Earth Sciences 226, 105070.
+ 01 báo cáo poster tại hội thảo quốc tế: Vuong Bui Thi Sinh, Yasuhito Osanai, Nobuhiko Nakano, Ippei Kitano, Tatsuro Adachi, Tuan Anh Tran and Pham Binh, 2021. Petrology and zircon U–Pb geochronology of pelitic gneisses and granitoids from the Dai Loc Complex in the Truong Son Belt, Vietnam. GEOSEA XVI-GeoCon, Philippin.

Ảnh nổi bật đề tài
1684812177200-Buithisinhvuong.jpg