Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu đặc tính sinh học và hoạt tính kháng sinh, ức chế tế bào ung thư của xạ khuẩn nội sinh trên cây ngập mặn thu thập tại tỉnh Quảng Ninh
Mã số đề tài GUST.STS.ĐT2020-SH04
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Học viện Khoa học và Công nghệ
Thuộc Danh mục đề tài Chương trình sau tiến sỹ tạo nguồn lực khoa học công nghệ cho Viện Hàn lâm KHCNVN
Họ và tên TS. Quách Ngọc Tùng
Thời gian thực hiện 01/06/2020 - 30/06/2022
Tổng kinh phí 300 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

Đánh giá được phân bố, đặc tính phân loại và chất gây độc tế bào (vi sinh vật gây bệnh và ung thư) của xạ khuẩn nội sinh trên một số cây ngập mặn (vẹt (Bruguiera gymnorrhiza, mắm (Avicennia marina), sú (Agiceras corniculatum) tại Quảng Ninh.

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học: Đề tài đã thu được các kết quả như sau:
Từ các mẫu cây mắm (Avicennia marina), cây sú (Agiceras corniculatum) và cây vẹt (Bruguiera gymnorrhiza) thu thập tại tỉnh Quảng Ninh, đã phân lập và đánh giá phân bố của 62 chủng xạ khuẩn nội sinh.
Trong 62 chủng xạ khuẩn, chủng SX6 nội sinh trên cây sú và MX9 nội sinh trên cây vẹt thể hiện phổ kháng khuẩn rộng và mạnh với ít nhất 04 chủng vi khuẩn thử nghiệm với đường kính vong kháng khuẩn từ 7,96-32,5 mm. Bên cạnh đó, cao chiết thô của 2 chủng trên cũng ức chế mạnh 03 dòng tế bào ung thư phổi A549, ung thư vú MCF7 và ung thư gan Hep-3B.
Hai chủng xạ khuẩn SX6 và MX9 được định danh lần lượt là S. parvulus SX6 và S. parvulus MX9. Chủng xạ khuẩn S. parvulus MX9 được đăng ký và lưu trữ tại Trung tâm Giống và Bảo tồn nguồn gen vi sinh vật dưới mã số VCCM 22513.
Chủng S. parvulus SX6 và S. parvulus VCCM 22513 được giải trình tự bằng công nghệ Illumina nhằm nghiên cứu đặc điểm di truyền liên quan đến hoạt tính kháng sinh và gây độc tế bào ung thư. Hệ gen S. parvulus SX6 có chứa 04 cụm gen mới có tiềm năng sinh hợp các chất kháng sinh, chất kháng tế bào ung thư mới. Ngoài ra, con đường sinh tổng hợp chất có nguồn gốc từ thực vật gồm daizdein và genistein lần đầu tiên được phát hiện ở chủng S. parvulus SX6. Bên cạnh đó, cơ chế nội sinh trên cây vẹt của chủng VCCM 22513 cũng được chứng minh bằng phân tích hệ gen.
Về ứng dụng: chủng S. parvulus SX6 là nguồn thu nhận daizdein and genistein mới và có thể ứng dụng trong lĩnh vực y-dược phẩm. Đề tài góp phần thúc đẩy áp dụng công nghệ giải trình tự hệ gen trong nghiên cứu tìm kiếm các chất có hoạt tính sinh học mới.

Những đóng góp mới

Đề tài lần đầu tiên phát hiện và nghiên cứu con đường sinh tổng hợp daizdein and genistein từ xạ khuẩn nội sinh S. parvulus SX6. Cơ chế nội sinh của chủng S. parvulus VCCM 22513 trên cây vẹt lần đầu tiên được chứng minh. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu hệ gen quan trọng làm tham chiếu cho các nghiên cứu trong và ngoài nước.

Sản phẩm của đề tài:

Sản phẩm khoa học công nghệ
-    Bộ sưu tập gồm 43 chủng xạ khuẩn nội sinh
-    02 chủng xạ khuẩn sinh kháng sinh và ức chế tế bào ung thư cao
-    02 trình tự hệ gen  
Công bố
02 bài báo quốc tế (ISI):
Ngoc Tung Quach, Thi Hanh Nguyen Vu, Thi Lien Bui, Thi Thanh Xuan Le, Thi Thu An Nguyen, Cao Cuong Ngo, Quyet-Tien Phi. Genomic and physiological traits provide insights into ecological niche adaptations of mangrove endophytic Streptomyces parvulus VCCM 22513. Annals of Microbiology 72, 27 (2022) (IF 3,168).
Ngoc Tung Quach, Thi Hanh Nguyen Vu, Thi Lien Bui, Anh Tuan Pham, Thi Thu An Nguyen, Thi Thanh Xuan Le, Thi Thu Thuy Ta, Pravin Dudhagara, Quyet-Tien Phi. Genome-guided investigation provide new insights into secondary metabolites of Streptomyces parvulus SX6 from Aegiceras corniculatum (L.) Blanco. Polish Journal of Microbiology (2022) (Chấp nhận đăng; IF 2,019).
02 bài báo trên Tạp chí/Hội nghị quốc gia:
Quách Ngọc Tùng, Bùi Thị Liên, Vũ Thị Hạnh Nguyên, Nguyễn Văn Thế, Phạm Anh Tuấn, Phí Quyết Tiến (2021) Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn và phân loại chủng xạ khuẩn Streptomyces geysiriensis SX35 phân lập từ cây sú (Aegiceras corniculatum). Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc 2021: 513-518. ISBN 978-604-9987-88-5
Quach Ngoc Tung, Bui Thi Lien, Vu Thi Hanh Nguyen, Nguyen Thi Thu An, Hoang Ha Chu, Phi Quyet Tien (2022) Endophytic actinomycetes from mangrove plant Avicennia marina in Quang Ninh province, Vietnam: Distribution, cytotoxicity, and antioxidant activities. Academia Journal of Biology (Chấp nhận đăng)
Đào tạo
Thạc sĩ Phạm Anh Tuấn, chuyên ngành Sinh học thực nghiệm (8 42 01 14). Tên đề tài “Nghiên cứu hoạt tính sinh học của xạ khuẩn nội sinh trên cây sú (Aegiceras corniculatum) thu thập tại Quảng Ninh”. Quyết định số 1382/QĐ-HVKHCN, ngày 15/10/2021.
Cử nhân Vũ Đức Trường, khoá 2021-2022 chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tên đề tài “Phân loại và nghiên cứu đặc tính kháng nấm, chất kích thích sinh trưởng của xạ khuẩn nội sinh trên cây sú (Aegiceras corniculatum)”.

Ảnh nổi bật đề tài
1675221393139-205.png