Thông tin Đề tài

Tên đề tài Đánh giá đa dạng gen của các thảm cỏ biển điển hình tại Việt Nam bằng chỉ thị sinh học phân tử vi vệ tinh (microsatellite) nhằm phục vụ bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái cỏ biển
Mã số đề tài VAST.04.01/20-21
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Hải dương học
Thuộc Danh mục đề tài Hướng Đa dạng sinh học và các hợp chất có hoạt tính sinh học (VAST04)
Họ và tên TS. Nguyễn Xuân Vỵ
Thời gian thực hiện 31/01/2020 - 31/12/2021
Tổng kinh phí 600 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

Cập nhật hồ sơ đa dạng gen của cỏ biển Việt Nam nhằm phục vụ đánh giá tình trạng sức khỏe và phục hồi thảm cỏ biển tại Việt Nam.

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học: Đề tài đã đạt được 4 kết quả chính như sau: i) Diện tích phân bố thảm cỏ biển phía Nam Việt Nam (từ 15,440N, trở vào phía Nam) tính đạt 10.832 ha vào năm 2020, điều này đã cho thấy có tới 19,1% diện tích đã bị suy giảm so với các công bố trước đây. Tỷ lệ giảm trung bình cho phía Nam là 2,4%/năm. ii) Loài Halophia major là loài bổ sung thêm cho nhiều khu vực địa lý khác nhau. H. major SL type tại vịnh Nha Trang nằm trên một nhánh riêng biệt, không cùng nhánh với hai loài trên, và có thể là loài lai giữa Halophila ovalis và H. major. Đây là một quần thể duy nhất phía Thái Bình Dương được biết tới hiện tại. iii) Kết quả phân tích bằng 10 loci của chỉ thị SSRs cho tám quần thể cỏ Vích ở phía Nam Việt Nam cho thấy: Khác biệt kiểu gen giữa chúng tương đối thấp, tám quần thể này có xu hướng hình thành hai nhóm phụ thuộc vào nền đáy mà chúng sinh sống: đáy mềm (cát bùn) và đáy cứng (bùn cát, san hô chết). Dựa trên khả năng đóng góp nguồn gen, ba quần thể tại Cam Ranh, Ninh Thuận và Phú Quốc cần được ưu tiên bảo vệ, và iv) Đối với cỏ Lá dừa, quần thể tại đảo Phú Quốc có kiểu gen khác biệt với các quần thể ven bờ ở Nam Trung Bộ trong khi đó kiểu gen của các quần thể tại Nam Trung Bộ tương tự nhau. Có mối tương quan thuận giữa khoảng cách gen và khoảng cách địa lý đối với loài này. Trao đổi gen giữa các quần thể tại Khánh Hòa và Ninh Thuận mạnh hơn giữa các khu vực khác. Dựa trên khả năng đóng góp nguồn gen, hai quần thể tại Khánh Hòa (Hòn Khói, Cam Ranh) quần thể tại Ninh Thuận và Phú Quốc cần được ưu tiên bảo vệ.
 
Về ứng dụng: Kết quả của nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho việc đánh giá “sức khỏe” thảm cỏ biển dựa trên số liệu sinh học phân tử, từ đó chúng ta có một chiến lược bảo vệ và bảo tồn hệ sinh thái quan trọng này

Sản phẩm của đề tài:

-    Các bài báo đã công bố
Nguyen XV, Lau VK, Nguyen-Nhat NT, Nguyen TH, Phan KH, Dao VH, Ho DD, Hayashizaki K, Fortes MD, Papenbrock J. (2021). Update of seagrass cover and species diversity in Southern Viet Nam using remote sensing data and molecular analyses. Regional Studies in Marine Science 44: 101803. doi: 10.1016/j.rsma.2021.101803.
Nguyen XV, Nguyen-Nhat NT, Nguyen TXT, Dao VH, McDermid SK, Papenbrock J. Microsatellite-based analysis of the genetic diversity and population structure of the seagrass species Thalassia hemprichii from Southern Viet Nam. Aquatic Botany 178: 103497. doi: 10.1016/j.aquabot.2022.103497.
-    Các sản phẩm cụ thể: Bốn báo cáo chuyên đề, tập số liệu chỉ thị SSRs của hai loài Thalassia hemprichii và Enhalus acoroides, sơ đồ phân bố 15 thảm cỏ biển, (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ). Trình tự ITS của loài H. ovalis (07), H. major (05) và thể lai (01) đã đăng ký lên GB.

Ảnh nổi bật đề tài
1669261539490-135.jpg