Thông tin Đề tài
Tên đề tài | Nghiên cứu chế tạo thiết bị FET trên cơ sở vật liệu nano các bon sử dụng kỹ thuật in phun và định hướng ứng dụng trong chẩn đoán sớm nhiễm Sepsis. |
Mã số đề tài | QTFR01.02/19-20 |
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) | TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI |
Cơ quan phối hợp | CNRS- CH Pháp |
Thuộc Danh mục đề tài | Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế |
Họ và tên | TS. Nguyễn Thị Thanh Ngân |
Thời gian thực hiện | 01/01/2019 - 31/12/2021 |
Tổng kinh phí | 200 triệu đồng |
Xếp loại | Xuất sắc |
Mục tiêu đề tài | Phát triển hệ thiết bị FET (field effect transistor) trên cơ sở vật liệu nano carbon bằng kỹ thuật in phun và định hướng ứng dụng trong chẩn đoán sớm sự nhiễm vi khuẩn Sepsis ở người. |
Kết quả chính của đề tài | Trong nhiệm vụ này, nhóm nghiên cứ đã tổng hợp và ứng dụng thành công vật liệu nano các bon (oxit graphene dạng khử, rGO) trong cảm biến dựa trên transistor hiệu ứng trường (FET). Lớp vật liệu rGO phủ lên kênh dẫn của FET làm tăng độ dẫn điện và hiệu ứng chuyển điện tử (electron transfer) trên kênh. Kết quả là độ nhạy của FET tăng lên đáng kể so với trước khi được chức năng hoá bởi rGO. Độ nhạy của thiết bị đạt 2.0 µA.mM-1.cm-2 và giới hạn phát hiện đạt 250 µM. Sản phẩm cụ thể giao nộp: - Các bài báo đã công bố: |
Những đóng góp mới | Vật liệu rGO chức năng hoá kênh dẫn FET thay vì vật liệu graphene đã cho thấy hiệu quả trong việc tăng độ nhạy của cảm biến cũng như độ linh động của các hạt tải trên kênh dẫn của thiết bị. rGO qua đó cũng cho thấy là vật liệu hứa hẹn và phù hợp cho việc chế tạo mực in để trực tiếp in các linh kiện của cảm biến bằng phương pháp in phun. |
Kiến nghị | Thông qua nhiệm vụ, nhóm nghiên cứu đã phát triển hơn nữa sự hợp tác đôi bên với phía đối tác. Hướng nghiên cứu sử dụng máy in phun để in linh kiện và chủ động trong chế tạo mực in trên cơ sở graphene và dẫn xuất của graphene sẽ mang lại triển vọng to lớn không chỉ trong hoạt động nghiên cứu tại USTH và VAST mà còn ở Việt Nam. Từ kết quả của nhiệm vụ này, chúng tôi dự kiến xây dựng các dự án nghiên cứu mới với phía đối tác (Đại học Paris Diderot, Pháp) và mong nhận được sự hỗ trợ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đặc biệt là Ban Hợp tác Quốc tế. |
Ảnh nổi bật đề tài | ![]() |