Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu tạo sinh khối tế bào và đánh giá sinh tổng hợp các hợp chất alkaloid indole terpenoid và phenolic có tiềm năng làm thuốc từ một số thứ của loài Catharanthus roseus ở hệ thực vật Việt Nam trong điều kiện in vivo và in vitro Giai đoạn 1: Nghiên cứu nuôi cấy tế bào in vitro loài Catharanthus roseus của Việt Nam nhằm tạo dòng tế bào có hàm lượng các hợp chất alkaloid cao.
Mã số đề tài QTBY01.05/18-19
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Hóa sinh biển
Cơ quan phối hợp Quỹ NCCB Belarus
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế
Họ và tên TS. Trần Mỹ Linh
Thời gian thực hiện 01/01/2018 - 31/03/2021
Tổng kinh phí 200 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

Nghiên cứu nuôi cấy in vitro các dòng tế bào dừa cạn sinh trưởng nhanh và có khả năng tăng cường tổng hợp một số hoạt chất alkaloid từ các giống (thứ) dừa cạn Catharanthus roseus ở Việt Nam 

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học, ứng dụng: Nhiệm vụ đã thành công trong việc tạo và nhân nhanh các dòng tế bào dừa cạn in vitro từ 02 giống dừa cạn hoa tím hồng và hoa trắng ở Việt Nam, đồng thời đã phân lập được các chủng nấm nội sinh có tiềm năng lớn trong việc hoạt hóa quá trình tổng hợp các hợp chất thứ cấp quan trọng ở dừa cạn (RN1 (Fusarium solani), RN3 (Chaetomium funicola), WN1 (Chaetomium homopilatum), RN4 (Penicillium rugulosum). Phân tích hóa học cho thấy cảm ứng tế bào dừa cạn với các elicitor từ chủng nấm RN1 và RN3 đã tích lũy alkaloid và vinblastine. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đã sử dụng nấm nội sinh để cảm ứng quá trình sinh tổng hợp hợp chất có giá trị trong các dòng tế bào in vitro của cây dược liệu. Thành công của Nhiệm vụ đã mở ra hướng nghiên cứu mới và tiềm năng trong việc chủ động điều khiển tổng hợp các hợp chất có giá trị từ cây dừa cạn nói riêng và các loài cây dược liệu khác, các sản phẩm đáp ứng yêu cầu trong thuyết minh đăng ký.
Về công bố, đào tạo: nhiệm vụ đã công bố 01 bài báo trên tạp chí quốc tế SCIE (Q1, Plants) và 01 bài báo trên tạp chí International Journal of Advanced Research (IJAR); tham gia đào tạo 01 thạc sỹ (Học viện Khoa học Công nghệ)..
Về phát triển hợp tác: Trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ, các nhà khoa học Việt Nam đã có cơ hội trao đổi, thảo luận về các nội dung nghiên cứu, góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác giữa Viện Hóa sinh biển với các đơn vị nghiên cứu tại Belarus như Trường Đại học Tổng hợp Belarus, Vườn thực vật Trung tâm -Viện Hàn lâm Khoa học Belarus.

Sản phẩm cụ thể đã giao nộp:

- Các bài báo đã công bố (liệt kê): Linh, T.M.; Mai, N.C.; Hoe, P.T.; Ngoc, N.T.; Thao, P.T.H.; Ban, N.K.; Van, N.T. Development of a Cell Suspension Culture System for Promoting Alkaloid and Vinca Alkaloid Biosynthesis Using Endophytic Fungi Isolated from Local Catharanthus roseus. Plants 2021, 10, 672. https://doi.org/10.3390/plants 10040672.
- Nguyen Chi Mai, Pham Thi Hoe, Vu Huong Giang, Le Quynh Lien, Nguyen Tuong Van, Tran My Linh. Isolate Endophytic Fungi from Local Catharanthus roseus and Analyse their Extracellular Enzyme Activity. International Journal of Advanced Research 2021, 9(05), 702-708. http://dx.doi.org/10.21474/IJAR01/12896
- Đào tạo: 01 thạc sỹ chuyên ngành Sinh học thực nghiệm (đã bảo vệ tại Học viện Khoa học và Công nghệ).

Những đóng góp mới

Nhiệm vụ đã thành công trong việc tạo và nhân nhanh các dòng tế bào dừa cạn in vitro từ giống dừa cạn ở Việt Nam, đồng thời đã phân lập được một số chủng nấm nội sinh có tiềm năng lớn trong việc hoạt hóa quá trình tổng hợp các hợp chất thứ cấp quan trọng ở dừa cạn. Kết quả phân tích HPLC một số mẫu tế bào nuôi cấy sau khi hoạt hóa đã cho thấy sự có mặt của vinblastine, một trong các hợp chất alkaloid có giá trị của dừa cạn.

Ảnh nổi bật đề tài
1641455034073-183.tranmylinh.png