Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu tổng hợp và phát triển một số phức hệ nano sinh học mới định hướng ứng dụng trong phát triển vắc xin nano
Mã số đề tài VAST.ĐLT.03/18-19
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Công nghệ Sinh học
Thuộc Danh mục đề tài Chương trình hỗ trợ cán bộ trẻ của Viện Hàn lâm KHCNVN
Họ và tên TS. Phạm Đình Minh
Thời gian thực hiện 01/01/2018 - 31/12/2020
Tổng kinh phí 500 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

- Nghiên cứu tổng hợp một số phức hệ nano từ protein kháng nguyên tái tổ hợp (như protein vỏ vi rút) và hạt nano kim cương (nanodiamond).
-  Đánh giá đặc tính lý, hóa, và sinh học của các phức hệ nano sinh học đã tổng hợp được.
-  Đánh giá khả năng làm tăng cường tính kháng nguyên của hạt nano kim cương có kích thước khác nhau và trong điều kiện tổng hợp khác nhau.

Kết quả chính của đề tài

- Xác định điều kiện tối ưu để tổng hợp các phức hệ nano mới từ protein kháng nguyên tái tổ hợp H5.c2 và S1/PEDV với 2 loại hạt nano kim cương khác nhau ND40 và ND100.
- Xác định đặc tính sinh học (tính kháng nguyên), đặc tính lý hóa (kích thước, thế bề mặt zeta potential) các phức hệ tổng hợp được.
- So sánh khả năng gắn và hiệu quả tăng cường đáp ứng miễn dịch của các hạt nano có kích thước và đặt tính bề mặt khác nhau với protein kháng nguyên H5.c2 trước và sau khi gắn lên hạt.
- Đào tạo 1 Cao học & 1 Cử nhân sinh học.
- Tài trợ và hỗ trợ công bố khoa học: 1 bài báo đăng trong nước, 01 bài báo đăng ở tạp chí quốc tế SCIE.

Những đóng góp mới

- Đây là nghiên cứu đầu tiên so sánh khả năng gắn và hiệu quả tăng cường đáp ứng miễn dịch (cả in vitro và in vivo) của các hạt nano có kích thước và đặt tính bề mặt khác nhau với protein kháng nguyên trước và sau khi gắn lên hạt. Kết quả nghiên cứu cho thấy hạt nanodimond thương mại tổng hợp bằng phương pháp “phát nổ” (detonation) với kích thước nhỏ ~40 nm (ND4) và thế bề mặt dương không gắn được protein kháng nguyên H5.c2. ND40 cũng không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch ở trong chuột với H5.c2. Ngược lại, hạt nanodiamonds được tổng hợp bằng phương pháp “nhiệt độ cao/áp suất cao” (HTHP) và xử lý oxi hóa triệt để theo phương pháp của nhóm nghiên cứu (oxidative NDs) dễ dàng tạo phức bền với H5.c2 trong điều kiện sinh lý. Đồng thời hạt oxidative NDs còn làm tăng tính miễn dịch của protein kháng nguyên lên nhiều lần so với protein không được gắn hạt. Một phát hiện mới khác cũng thú vị là kích thước của oxidative NDs không ảnh hưởng đáng kể đến tính kháng nguyên của protein H5.c2 gắn lên chúng.
- Sử dụng hạt oxidative NDs (ND100 ~ 100nm) để bảo vệ protein kháng nguyên: H5.c2 giữ được 80% hoạt tính sau 7 ngày bảo quản ở nhiệt độ phòng, và 100% hoạt tính sau 7 ngày bảo quản trong 4oC.

Ảnh nổi bật đề tài
1640768543277-179.pdm.jpg