Thông tin Đề tài

Tên đề tài Xây dựng bộ sưu tập mẫu sinh vật biển Miền Nam Việt Nam
Mã số đề tài BSTMV.22/15-19
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Hải dương học
Thuộc Danh mục đề tài Dự án sưu tập bộ mẫu vật quốc gia và qui hoạch hệ thống bảo tàng
Họ và tên TS. Hoàng Xuân Bền
Thời gian thực hiện 01/01/2015 - 31/12/2020
Tổng kinh phí 12.577.243.000 đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

- Có được bộ mẫu khoảng 50% tổng số loài sinh vật biển Miền Nam Việt Nam phục vụ trưng bày và nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.
-  Nâng cao năng lực nghiên cứu của đơn vị và hiểu biết thiên nhiên của cộng đồng:
+ Góp phần hoàn thiện bộ mẫu sinh vật ở biển thuộc bộ sưu tập mẫu vật quốc gia về thiên nhiên Việt Nam
+ Nâng cao kỹ năng về phân loại sinh vật biển hỗ trợ cho hướng nghiên cứu về đa dạng sinh học biển phục vụ bảo tồn, khai thác hợp lý tài nguyên và giáo dục truyền thông về môi trường biển.

Kết quả chính của đề tài

Trong giai đoạn 2015 – 2020, dự án thành phần đã tiến hành sưu tập mẫu vật của các nhóm bao gồm Sinh vật phù du, Thực vật biển, Động vật không xương sống và nhóm Động vật có xương sống là 20.101 mẫu vật, trong đó có 2.626 mẫu trưng bày và 17.475 tiêu bản nghiên cứu của 2.179 loài sinh vật; kết quả từng năm của dự án thành phần đều đạt so với kế hoạch đề ra.
Dự án thành phần sau 6 năm thực hiện (giai đoạn 1), số lượng mẫu thu thập đạt 39% so với thuyết minh tổng thể của dự án, trong đó mẫu trưng bày đạt 43,0% và tiêu bản nghiên cứu đạt 38,5%. Toàn bộ thông tin về mẫu vật đã được nhập vào CSDL của dự án.
Trong số hơn 20.000 mẫu vật thuộc các nhóm Thực vật biển, Sinh vật phù du, Động vật không xương sống và Động vật có xương sống có 2.167 loài thuộc chiếm khoảng 20% tổng số loài sinh vật được biết ở vùng biển Việt Nam. Bên cạnh đó, thu thập trên 360 mẫu sinh vật ở vùng biển Trường Sa và Hoàng Sa góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo này.
Dự án đã góp phần nâng cao năng lực về phân loại học (đặc biệt là các nhóm còn mới về lĩnh vực phân loại) và đào tạo cán bộ khoa học trẻ trong việc từng bước tiếp cận và thay thế các thế hệ đi trước. Bên cạnh đó, năng lực về chế tác, bảo quản, lưu giữ mẫu vật của các nhà khoa học học làm chuyên môn cũng được cải thiện đáng kể trong thời gian qua.

Những đóng góp mới

Kết quả sưu tầm bộ mẫu sinh vật biển miền Nam Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020 đã góp phần góp phần hoàn thiện bộ mẫu sinh vật ở biển Việt Nam nói riêng và bộ mẫu vật về thiên nhiên Việt Nam nói chung.
Kết quả của dự án thành phần đã góp phần nâng cao kỹ năng nghiên cứu phân loại học và chế tác mẫu sinh vật biển cho các chuyên gia sinh học của Viện Hải dương học, đặc biệt là các cán bộ khoa học trẻ.

Ảnh nổi bật đề tài
1638779390294-159. hoàng xuân bền.png