Thông tin Đề tài

Tên đề tài Chế tạo hạt nano phát quang cấu trúc lai kim loại-bán dẫn hoặc kim loại-điện môi định hướng ứng dụng trong cảm biến plasmon tăng cường
Mã số đề tài QTRU01.01/19-20
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Vật lý
Thuộc Danh mục đề tài Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế
Họ và tên PGS.TS. Phạm Hồng Minh
Thời gian thực hiện 01/04/2019 - 31/12/2020
Tổng kinh phí 200 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

- Chế tạo hạt nano phát quang cấu trúc lai kim loại-bán dẫn hoặc kim loại-điện môi bằng phương pháp tan mòn laser.
- Sử dụng plasma để chế tạo hạt nano phát quang cấu trúc lai kim loại-bán dẫn hoặc kim loại-điện môi và so sánh chất lượng hạt nano chế tạo bằng phương pháp plasma với phương pháp sử dụng laser.
- Đào tạo cán bộ KH&CN và tăng cường, mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế.

 

Kết quả chính của đề tài

- Trong nhiệm vụ này, chúng tôi đã chế tạo thành công các vật liệu nanocomposite kim loại (Au/TiO2) có biến tính bề mặt và không biến tính bề mặt bằng phương pháp plasma tương tác dung dịch; kết quả cho thấy: ảnh hưởng của TiO2 lên sự hình thành nano vàng có thể thông qua 2 đường: Hiệu ứng quang hoá từ TiO2 tăng khả năng khử Au3+ giúp hình thành hạt nano vàng to hơn. Ngăn hạt nano vàng phát triển thêm do bị đính vào bề mặt TiO2. Hiệu ứng quang hoá của Au/TiO2 với TiO2 biến tính mạnh hơn rõ rệt so với không biến tính và mạnh gấp ít nhất 13 lần so với TiO2 gốc.
- Kết hợp cùng với các nhà khoa học phía đối tác, chúng tôi đã chế tạo thành công màng nano vàng có cấu trúc dạng nanorod array bằng phương pháp tan mòn laser. Với cấu trúc này, ghi nhận được các hiệu ứng plasmon khác biệt và sự phân bố cường độ tán xạ ngược của thành phần Stocks bên trong màng khi được kích thích bởi các phân cực khác nhau của chùm laser. Kết quả này được định hướng cho các ứng dụng hóa trị và cảm biến sinh học. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng phương pháp tan mòn laser để chế tạo các hạt nano ZnO, mà thông qua quá trình ủ ở nhiệt độ khác nhau, các hạt nano ZnO này có khuynh hướng kết tinh khác nhau: vô định hình; cấu trúc wurzit và sphalerit.
- Trong hai năm thực hiện đề tài, chúng tôi đã có những trao đổi khoa học cụ thể giữa hai bên. Các kết quả của đề tài đóng góp rất lớn trong việc đào tạo nhân lực trong lĩnh vực vật lý quang lượng tử và quang tử nanno ở Việt Nam. Hơn nữa cũng thúc đẩy việc công bố quốc tế mà hiện nay đây là vấn đề Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đang ưu tiên hàng đầu.

Những đóng góp mới

Các kết quả của đề tài đóng góp rất lớn trong việc đào tạo nhân lực trong lĩnh vực vật lý quang lượng tử và quang tử nanno ở Việt Nam. Hơn nữa cũng thúc đẩy việc công bố quốc tế mà hiện nay đây là vấn đề Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đang ưu tiên hàng đầu.

Ảnh nổi bật đề tài
1637742848016-153. phạm hồng minh.png