Thông tin Đề tài

Tên đề tài Đánh giá hoạt tính kháng ung thư của dịch chiết lá chùm ngây (Moringa Oleifera Lam.) trên tế bào ung thư da
Mã số đề tài GUST.STS.ĐT2018-SH01
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Học viện Khoa học và Công nghệ
Thuộc Danh mục đề tài Chương trình sau tiến sỹ tạo nguồn lực khoa học công nghệ cho Viện Hàn lâm KHCNVN
Họ và tên TS. Đỗ Bích Hằng
Thời gian thực hiện 01/06/2018 - 30/06/2021
Tổng kinh phí 462 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

Xác định hoạt tính kháng ung thư (ức chế tăng sinh tế bào, cảm ứng apoptosis tế bào) của dịch chiết lá chùm ngây trên tế bào ung thư da.

Kết quả chính của đề tài

Về khoa học:
+ Nghiên cứu đã tách chiết và thu nhận thành công cao chiết tổng methanol, cao tổng nước và các cao phân đoạn từ cao tổng methanol gồm cao phân đoạn hexan, cao phân đoạn chlorofom, cao phân đoạn etyl acetat và cao phân đoạn nước, với độ ẩm các phân đoạn cao nằm trong giới hạn cho phép. Ngoài ra, nghiên cứu đã xác định được hàm lượng phenolic tổng và hàm lượng flavonoidtổng trong các cao tổng hay các cao phân đoạn. Hàm lượng flavonoid có mối tương quan thuận với hàm lượng phenolic tổng trong các mẫu cao phân tích từ lá chùm ngây.
+ Cao tổng methanol và cao phân đoạn etyl acetate  từ lá chùm ngây có khả năng ức chế sự tăng sinh của các tế bào ung thư da A375 và A2058 theo nồng độ và thời gian xử lý. Ngược lại, các cao phân đoạn còn lại ít ảnh hưởng tới sự tăng sinh của các tế bào ung thư da. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy cao tổng hay các cao phân đoạn không gây độc cho dòng tế bào thường (nguyên bào sợi).
+ Cao phân đoạn etyl acetate từ lá chùm ngây có khả năng ức chế sự tăng sinh và sự hình thành bào lạccủa các tế bào ung thư da A375 và A2058 theo nồng độ xử lý. Hơn nữa, cao phân đoạn etyl acetate có khả năng cảm ứng apoptosis tế bào ung thư da A375thông qua sự thay đổi hình thái tế bào, sự cô đặc của chromatin, sự phân mảnh DNA và sự dịch chuyển của phân tử Phosphatidylserine (PS) bên trong ra bên ngoài màng tế bào. Cơ chế gây chết tế bào liên quan đến con đường phụ thuộc Caspase thông qua việc kích hoạt Caspase-3/-7, Caspase-9 và con đường không phụ thuộc Caspase thông qua chuyển vị của phân tử AIF
Về ứng dụng: Các kết quả đạt được góp phần đánh giá chính xác hơn tác dụng kháng ung thư của lá chùm ngây và cho tho thấy tiềm năng của loại cây này khi sử dụng trong điều trị ung thư da.

Những đóng góp mới

Kết quả nghiêncứu cho thấy hoạt tính ức chết tăng sinh tế bào ung thư da của cao chiết là chùm ngâythông qua cơ chế phân tử có liên quan đến cả hai con đường phụ thuộc Caspase thông qua việc kích hoạt Caspase-9, Caspase-3/-7 và con đường không phụ thuộc Caspase thông qua chuyển vị của nhân tố cảm ứng apoptosis AIF.

Ảnh nổi bật đề tài
1637742553362-152. đỗ bích hằng.png