Thông tin Đề tài

Tên đề tài Xây dựng bộ sưu tập mẫu Thực vật bậc cao và Nấm Việt Nam (khu vực Nam Trung bộ và Nam bộ)
Mã số đề tài BSTMV.12/15-18
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Sinh Thái học miền Nam
Thuộc Danh mục đề tài Dự án sưu tập bộ mẫu vật quốc gia và qui hoạch hệ thống bảo tàng
Họ và tên Lưu Hồng Trường
Thời gian thực hiện 01/01/2015 - 31/12/2021
Tổng kinh phí 5.000 triệu đồng
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

Mục tiêu tổng thể của dự án là có được bộ mẫu khoảng 30% tổng số loài Thực vật và Nấm Nam Trung bộ - Nam bộ, Việt Nam phục vụ trưng bày và nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể của dự án thành phần là sưu tập tiêu bản nghiên cứu cho khoảng 1.000 loài thực vật bậc cao và 250 loài nấm lớn, và mẫu trưng bày cho khoảng 250 loài thực vật bậc cao và 100 loài nấm lớn từ khu vực Nam Trung bộ và Nam bộ, phục vụ công tác trưng bày và nghiên cứu của Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.

 

Kết quả chính của đề tài

- Về sản phẩm sưu tầm mẫu vật:
Trong trong giai đoạn 2015 – 2020, dự án đã được cấp kinh phí 3.600 triệu đồng. DATP đã tiến hành thu thập mẫu vật ở 7 tỉnh và thành phố (TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Ninh Thuận, Đồng Nai, TP. HCM, Tây Ninh và Bình Phước). Kết quả thực hiện như sau:
Đối với thực vật: đã thu thập được 10.335 mẫu thực vật, trong đó có 8.268 tiêu bản nghiên cứu và 2.067 mẫu vật trưng bày cho 689 loài. So với đề cương đã được phê duyệt và kinh phí được cấp thì đã thu thập nhiều hơn 13 loài với 156 tiêu bản nghiên cứu và 39 mẫu vật trưng bày (đạt tỷ lệ 102%).
Đối với nấm lớn: đã thu thập được 3.480 mẫu vật, trong đó có 3.480 tiêu bản nghiên cứu cho 174 loài, đạt 100% so với đề cương đã được phê duyệt và kinh phí được cấp. Tuy nhiên, mẫu nấm trưng bày chưa thực hiện.
Tất cả cả loài đều được thu thập kèm mẫu mô phục vụ li trích DNA, chụp ảnh, định loại và số hóa thông tin về mẫu vật.

- Về ứng dụng: Dự án thành phần có ý nghĩa quan trọng, góp phần xây dựng bộ sưu tập mẫu vật thiên nhiên của Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam. Mẫu vật có thể sử dụng cho các mục đích nghiên cứu khoa học, giáo dục – đào tạo và bảo tồn đa dạng sinh học.

- Sản phẩm cụ thể giao nộp:

 

Những đóng góp mới

Trong số mẫu vật thu được, có nhiều loài nghi ngờ là loài mới cho hệ thực vật nước ta và cho khoa học. Các loài này chưa có tên khoa học đầy đủ (tên tạm là sp. trong cơ sở dữ liệu) và cần được tiếp tục nghiên cứu phân loại.

Địa chỉ ứng dụng

Mẫu vật sẽ được chuyển giao cho Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.

Kiến nghị

Đề nghị nghiệm thu giai đoạn 2015 – 2020 và tiếp tục thực hiện để hoàn thành toàn bộ dự án.

Ảnh nổi bật đề tài
1657514526092-43. 2.png