Thông tin Đề tài

Tên đề tài Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của Ngán phục vụ bảo tồn và phát triển nguồn lợi Ngán tại Quảng Ninh. Mã số đề tài: VAST.NĐP.04/15 – 16.
Cơ quan chủ trì (Cơ quan thực hiện) Viện Tài nguyên và Môi trường biển
Thuộc Danh mục đề tài Đề tài hợp tác với các ngành và địa phương
Họ và tên TS.Nguyễn Xuân Thành
Thời gian thực hiện 01/01/2015 - 01/01/2017
Tổng kinh phí 600.000.0000 đồngtrong đó: - VAST: 600.000.000 đồng- Bộ, ngành, địa phương: đối ứng bằng nhiệm vụ (Hợp phần 2)
Xếp loại Xuất sắc
Mục tiêu đề tài

Xác định được các đặc điểm sinh học sinh sản của Ngán (Austriella corrugata) làm cơ sở khoa học phục vụ  bảo tồn và phát triển nguồn lợi Ngán tại vùng triều tỉnh Quảng Ninh.
Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn lợi Ngán tại vùng triều tỉnh Quảng Ninh

Kết quả chính của đề tài

-    Về khoa học:
    Đã đánh giá được hiện trạng nguồn lợi Ngán tại Quảng Ninh ( phân bố mật độ, sinh lượng, trữ lượng tức thời, sản lượng khai thác).
    Xây dựng sơ đồ phân bố nguồn lợi Ngán tại một số vùng triều trọng điểm ven biển tỉnh Quảng Ninh.
    Xác định được các nguyên nhân tác động đến nguồn lợi Ngán; Đánh giá được hiện trạng bảo tồn nguồn lợi Ngán tại Quảng Ninh
    Xác định được các đặc điểm sinh học sinh sản (hình thái và sự phát triển tuyến sinh dục, chỉ số thành thục sinh dục, mùa vụ sinh sản, cơ cấu giới tính trong quần đàn, kích thước thành thục sinh dục lần đầu, sức sinh sản, các giai đoạn phát triển của Ngán)
    Xác định được các yếu tố môi trường đặc trưng nơi Ngán sống tại vùng triều ven biển tỉnh Quảng Ninh.  
    Thực hiện thành công mô hình khoanh vùng giám sát nguồn lợi Ngán, từ đó làm cơ sở thực tiễn đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phục hồi nguồn lợi Ngán
-    Về ứng dụng:
Biện pháp bảo tồn và phục hồi nguồn lợi Ngán (quy hoạch khu vực bảo tồn và phát triển nguồn lợi Ngán; mô hình bảo tồn và phát triển nguồn lợi Ngán, kỹ thuật thực hiện bảo tồn, sản xuất nhân tạo giống Ngán để thả bổ sung tái tạo nguồn lợi; giải quyết xung đột lợi ích trong công tác bảo tồn Ngán) được đề xuất, cung cấp các luận cứ khoa học cho cơ quan quản lý (Sở NN &PTNT, Chi cục Thuỷ sản, các địa phương ven biển) có được các dẫn liệu khoa học làm cơ sở để xây dựng định hướng, lập quy hoạch, kế hoạch, sử dụng hợp lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi Ngán.
Những đóng góp mới của đề tài:
    Đề tài đã đánh giá được hiện trạng nguồn lợi Ngán tại Quảng Ninh một cách cụ thể, tách biệt.
    Đề tài đã xây dựng sơ đồ phân bố nguồn lợi Ngán tại một số vùng triều trọng điểm ven biển tỉnh Quảng Ninh.
    Các dẫn liệu về hình thái và sự phát triển tuyến sinh dục, chỉ số thành thục sinh dục, mùa vụ sinh sản, cơ cấu giới tính trong quần đàn, kích thước thành thục sinh dục lần đầu, sức sinh sản, các giai đoạn phát triển của Ngán được công bố. Đây là cơ sở khoa học rất quan trọng phục vụ sản xuất giống, nuôi thương phẩm, phát triển nguồn lợi và bảo tồn loài Ngán (Austriellacorugata) đang bị suy giảm nghiêm trọng.
    Xác định được các yếu tố môi trường đặc trưng nơi Ngán sống tại vùng triều ven biển tỉnh Quảng Ninh.  
    Định hướng và các biện pháp bảo tồn nguồn lợi Ngán được đề xuất dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn, phù hợp với địa phương

Hình ảnh đề tài:

nxthanh1

nxthanh2

Sản phẩm đề tài

+ Các bài báo đã công bố (liệt kê)
- Nguyễn Xuân Thành, Đinh Văn Nhân, Trần Thị Thu Trang, Lục Văn Long, Trần Việt An, Đỗ Hồng Hưng, 2016. Đặc điểm sinh học sinh sản của ngán (A. corrugata) tại vùng triều ven biển tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, tập 16, số 4, 2016.  Tr. 418 – 425.
- Trần Thị Thu Trang, Yang Chang Ming, 2017. Đặc điểm môi trường nước và trầm tích nơi Ngán Austriella corrugata (Deshayes,1843) cư trú ở ven bờ tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam. Tạp chí Khoa học số 20 (tháng 1/2017), trang 70 – 78.
-  Nguyễn Xuân Thành, Lục Văn Long, Trần Thị Thu Trang, Phạm Quốc Hùng, 2017. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn, độ mặn đến hiệu quả sinh sản của ngán bố mẹ (Austriella corrugata) trong điều kiện nuôi vỗ Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển ( đã phản biện xong đang chờ đăng).
    + Các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích (liệt kê):
Quy trình kỹ thuật sản xuất giống Ngán đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đăng ký Giải pháp hữu ích tại Quyết định số 43748/QĐ –SHTT ngày 30/6/2017.
    + Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ)
Sơ đồ phân bố, trữ lượng nguồn lợi Ngán tại một số vùng triều trọng điểm của tỉnh  Quảng Ninh. Lưu tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển
Bộ số liệu thể hiện các kết quả điều tra khảo sát và phân tích đánh giá về đặc điểm sinh học sinh sản và môi trường sống của Ngán tại Quảng Ninh. Lưu tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển
Báo cáo chuyên đề và báo cáo tổng kết đề tài. Lưu tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển

Địa chỉ ứng dụng

Sở NN &PTNT Quảng Ninh, Chi cục Thuỷ sản Quảng Ninh, Trung tâm khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thủy sản Quảng Ninh, các địa phương ven biển